Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Kiểm Tra Máy Phát Điện Trên Ô Tô
Máy phát điện hiện được biết đến là hệ thống không thể thiếu đối với mỗi chiếc xe ô tô. Nó không chỉ giúp sạc ắc quy mà còn cung cấp nguồn điện cho tất cả các thiết bị điện trên xe. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì máy phát điện ô tô sẽ gặp các trường hợp hư hỏng hay sự cố khi sử dụng. Vậy làm sao để phát hiện được các lỗi này? Trong bài chia sẻ dưới đây, KATA sẽ hướng dẫn cách kiểm tra máy phát điện trên ô tô một cách chi tiết nhất nhé!
1. Vai trò của máy phát điện trên ô tô là gì?
Trước khi đi tìm hiểu về cách kiểm tra máy phát điện ô tô khi gặp lỗi thì bạn phải hiểu được máy phát điện trên ô tô là gì? Vai trò của máy phát điện trên ô tô như thế nào?
Cấu tạo máy phát điện ô tô
Theo các chuyên gia, máy phát điện là một trong những phát minh hoàn hảo trong ngành công nghiệp ô tô, sự xuất hiện của máy phát điện giúp chỉnh lưu, điều chỉnh điện áp để đồng bộ, phù hợp với yêu cẩu khác nhau của ô tô.
Đặc biệt, máy phát điện trên ô tô tạo nên một mạng lưới điện có công suất lớn, cung cấp điện năng cho các thiết bị trên ô tô như: hệ thống âm thanh, wifi, điều hòa. Khi nguồn điện ổn định, các chức năng giải trí vận hành một cách trơn tru, không bị gián đoán chỉ vì thiếu nguồn điện. Nhờ đó, xe mang đến những giây phút cực kỳ thư giãn cho người lái cũng như người ngồi.
Máy phát điện ô tô giúp sạc acquy trên ô tô
Xem thêm >>> Thảm lót sàn ô tô KATA
2. Cách kiểm tra máy phát điện trên ô tô nhanh và hiệu quả nhất
Máy phát điện trên ô tô là một trong những phụ kiện không thể thiếu trên mỗi chiếc xe ô tô. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sẽ không tránh được các sự cố nên đòi hỏi người sử dụng xe ô tô phải nắm được cách kiểm tra máy phát điện trên ô tô dưới đây:
- Bước 1: Xác định vị trí ắc quy
Đầu tiên, bạn cần phải mở nắp capo để xác định được vị trí ắc quy trên xe ô tô của mình. Thông thường, ắc quy sẽ nằm bên trái hoặc bên phải khoang động cơ. Ở một số xe, ắc quy có thể đặt ở phía dưới ghế nhưng tốt nhất bạn hãy tham khảo sách hướng dẫn của xe để xác định vị trí khoang động cơ trước khi tiến hành kiểm tra.
Dụng cụ kiểm tra ắc quy ô tô
-
Bước 2: Đo điện áp ắc quy khi tắt máy
Sau khi đã xác định được vị trí của ắc quy, bạn nên sử dụng Volt kế để đo điện áp. Chú ý, hãy đo điện áp khi xe không khởi động và đo đúng cực: que đỏ cực dương, que đen cực âm.
- Bước 3: Đọc điện áp đo được
Khi xe không khởi động, điện áp đo lớn hơn hoặc bằng 12 Volt thì ắc quy xe ô tô của bạn hoàn toàn bình thường. Còn trường hợp điện áp đo được nhỏ hơn “12 Volt” thì ổ ắc quy xe của bạn đã hỏng và bạn cần thay thế ắc quy mới.
-
Bước 4: Đo điện áp ắc quy khi xe nổ máy
Tiếp đến, khi có kết quả điện áp ắc quy thì hãy rút hết các dây đo, khởi động xe. Sau đó, tiến hành đo lại điện áp hai đầu ắc quy khi xe nổ máy để đánh giá kết quả chính xác.
Chú ý rút hết dây đo điện áp trước khi khởi động xe
- Bước 5: Đọc điện áp đo được và so sánh
Cuối cùng, khi đo điện áp ắc quy đo lúc máy hoạt động thì hãy so sánh kết quả này với điện áp đo được khi tắt máy. Nếu điện áp của ắc quy lúc máy đang chạy cao hơn điện áp ắc quy xe tắt máy phát điện vẫn hoạt động tốt. Nếu kết quả so sánh theo chiều ngược lại, máy phát điện của xe đã bị hỏng cần phải sữa chữa hoặc thay mới ngay.
Xem thêm >>> Rotuyn cân bằng
3. Những sự cố thường gặp trên máy phát điện ô tô
Trong quá trình sử dụng, máy phát điện không tránh khỏi các lỗi trong quá trình sử dụng. Mỗi loại sẽ có các sự cố khác nhau, cụ thể bạn sẽ gặp phải những sự cố khi sử dụng máy phát điện trên ô tô như sau:
3.1. Hỏng chuyển đổi dòng điện
Khi bộ phận chuyển đổi dòng điện của máy phát điện bị hỏng, ô tô sẽ không khởi động được hoặc phải khởi động nhiều lần. Không thể chuyển đổi dòng điện dẫn đến việc ắc quy không sạc điện và xe không đủ điện áp để khởi động lại, bạn phải tiến hành kiểm tra máy phát điện ô tô để khắc phục sự cố.
Xe không thể nổ nếu ắc quy bị hết điện
3.2. Điểm tiết chế chập chờn
Điểm tiết chế chập chờn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của máy phát điện, bộ phận tiết chế có tác dụng điều hòa điện áp. Do đó, nếu điểm tiết chế gặp trục trặc có thể khiến thiết bị âm thanh hay hệ thống lạnh bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng.
Xem thêm >>> Cấu tạo bơm cao áp
3.3. Chổi than tiếp xúc không tốt
Trường hợp chổi than tiếp không tốt, có thể do bị dầu nhớt hoặc gỉ bám vào hay một số trường hợp có chổi than bị vênh. Điều này, làm cho công suất của máy phát điện bị giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát điện cho toàn bộ các thiết bị trên ô tô nên chủ nhân cũng cần phải kiểm tra một cách kỹ càng.
Vệ sinh dầu nhớt và gỉ bám trên chổi than
3.4. Cuộn kích chạm mát
Một trong những sự cố thường gặp ở máy phát điện ô tô nữa đó là cuộn kích chạm mát. Thường thì cuộn kích chạm mát của máy phát điện ô tô hỏng có thể khiến từ thông bị yếu đi. Bởi theo nguyên lý hoạt động của máy phát điện, khi từ thông bị yếu thì điện áp cũng yếu theo.
3.5. Cuộn kích bị đứt
Cuộn bị đứt cũng là lỗi thường gặp ở máy phát điện ô tô. Cuộn bị đứt thì dòng điện không được tạo ra hoặc tạo ra nhỏ và không thể thoát ra ngoài. Việc không có dòng diện có thể ảnh hưởng tới động cơ và không thể khởi động được xe ô tô.
3.6. Các trường hợp khác
Ngoài các lỗi thường gặp trên khi sử dụng máy điện ô tô, bạn cũng có thể gặp một số sự cố sau:
-
Cuộn stato bị hỏng, giảm công suất phát điện.
-
Máy phát điện hỏng dẫn tới hỏng bình ắc quy.
-
Máy phát điện bị ma sát mạnh, tạo ra những mùi khó chịu khi lái xe ô tô.
-
Puli bị mài mòn dẫn tới máy phát điện bị trục trặc, tạo ra những tiếng động lạ cho ô tô. Khi lái xe có thể nghe thấy những tiếng động.
Câu bình khi acquy ô tô hết điện
4. Các biện pháp khắc phục lỗi từ máy phát điện ô tô
Các lỗi thường gặp của máy phát điện trên ô tô là điều không tránh khỏi, sau một thời gian sử dụng thì chắc chắn sẽ phát sinh ra những vẫn đề. Mỗi một lỗi đến từ máy điện trên ô tô sẽ có cách khắc phục khác nhau, tuy nhiên thì để tránh các lỗi đó thì việc kiểm tra máy phát điện trên ô tô thường xuyên để bảo dưỡng.
Đầu tiên, chủ xe hãy vệ sinh bên ngoài của máy phát điện bằng một tấm vải khô, sạch. Tiếp theo, kiểm tra máy phát điện ô tô xem đai truyền của máy phát điện để đảm bảo đai truyền vẫn còn đủ độ căng và bám chặt trên chiếc xe.
Vệ sinh bụi bẩn bên ngoài máy phát
Sau đó, kiểm tra các bộ phận như vòng bi, cổ góp, chổi than của máy phát điện trên ô tô. Mỗi mùa khác nhau thì kiểm tra máy phát điện cũng có tính chất khác nhau. Tuy nhiên, việc kiểm tra độ bám chặt và độ căng đai là bắt buộc. Nếu phát hiện bất kỳ hư hỏng nào, chủ xe cần tiến hành sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận của máy phát bằng việc mang đến các trung tâm bảo hành chuyên nghiệp để khắc phục sự cố của máy phát điện.
Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, mong rằng bạn đã có thêm những kinh nghiệm hữu ích về cách kiểm tra máy phát điện trên ô tô. Từ đó, bạn có thể khắc phục các sự cố đến từ máy phát điện nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên với các trường hợp hỏng nặng thì việc lựa chọn một gara chuyên nghiệp để loại bỏ các lỗi từ máy phát điện ô tô là điều cần thiết.
Các tin khác
Với kích thước rộng rãi, xe ô tô 7 chỗ đang là lựa chọn ưng ý đối với những gia đình ...
Ở khu vực ghế lái trên xe số sàn sẽ được bố trí 3 bàn đạp có chức năng khác nhau. ...
"Hộp số CVT có bền không?" là câu hỏi mà nhiều người dùng ô tô thắc mắc, đặc biệt khi các ...
Số S trên xe ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc nhanh cho xe. Tuy phương thức ...
Mới đây, hộp số D CVT đã được trình làng, sau sự thành công của hộp số tự động vô cấp ...
Trên lốp ô tô có nhiều ký hiệu chữ và số khiến bạn khó hiểu, không biết những thông số đó ...
Hiện tượng xe hao nước làm mát có thể gây ảnh hưởng lớn đến động cơ, khiến cho nhiều chủ xe ...
Mẫu xe MPV Stargazer Hyundai ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam, nhờ vào thiết kế đẹp mắt, tính đa ...