Nguyên Lý Làm Việc Của Bơm Cao Áp Trên Ô Tô

Trong hệ thống xe ô tô, mỗi bộ phận đều được đảm nhận một vai trò riêng biệt. Bơm cao áp ô tô là bộ phận nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc phun nhiên liệu và khả năng vận hành của động cơ. Nếu bạn là người đam mê độ xe hơi, hãy chú ý đến nguyên lý làm việc của bơm cao áp cũng như các kiến thức liên quan để tối ưu hoạt động của xe nhé!

1. Bơm cao áp là gì?

Thực tế nhiều người dùng ô tô chưa biết bơm cao áp là gì. Bạn có thể tìm hiểu chức năng chính của bộ phận này ngay sau đây! 

Bơm cao áp ô tô
Bơm cao áp trên ô tô

1.1. Tại sao động cơ ô tô phải có bơm cao áp?

Bơm cao áp là gì? Tại sao động cơ phải có bơm cao áp? Bơm cao áp hiện được biết đến là bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống phun dầu nhiên liệu Diesel. Nhiệm vụ chính là của bơm là tiếp nhận nhiên liệu đã được lọc từ thùng chứa nhiên liệu, điều tiết nhiên liệu đưa đến kim phun sau đó đưa đến từng xilanh của động cơ. Với hệ thống bơm cao áp hoạt động hiệu quả, xe sẽ hoạt động với công suất tối đa, tiết kiệm nhiên liệu cũng như giảm lượng khí thải ra môi trường. 

tác dụng của bơm cao áp
Khí thải ra môi trường giảm xuống góp phần bảo vệ môi trường
 

1.2. Cấu tạo bơm cao áp

Mỗi loại bơm cao áp đều có cấu tạo riêng, dựa trên cấu tạo đó mà có nguyên lý hoạt động khác nhau. Nhìn chung, cấu tạo bơm cao áp đều có pít-tông, xy lanh, trục, con đội, lò xo, các đầu nối và các van cao áp. 

2. Nguyên lý làm việc của bơm cao áp theo từng loại

Dựa vào kết cấu, nguyên lý làm việc, bơm cao áp được chia làm nhiều loại khác nhau: 
  • Theo cấu tạo: kiểu dãy, kiểu phân phối, kiểu vòi phun kết hợp, kiểu riêng biệt cho từng xi-lanh, kiểu điều khiển điện tử Common-rail.

  • Theo cách điều chỉnh hành trình của pít-tông trong một chu trình: bơm thay đổi hành trình pít-tông và bơm không thay đổi hành trình pít-tông.

  • Theo lượng nhiên liệu được phun trong một chu trình: dùng rãnh xoắn hoặc cửa nạp/cửa xả, dùng van điện tử.

  • Theo phương pháp điều khiển bơm: điều khiển bằng cơ khí, điện – cơ khí, thủy lực hay điện tử. 

Bơm cao áp có mấy loại
 
Cùng KATA tìm hiểu 4 loại bơm cao áp phổ biến nhất hiện nay về cấu tạo, nguyên lý làm việc: 

2.1. Bơm cao áp kiểu vạn năng

Bơm cao áp kiểu vạn năng được cấu tạo gồm pít tông, xy lanh, trục cam, van cao áp, lò xô…..Với một bơm cao áp có thể sử dụng cho hệ thống động cơ có công suất khác nhau, bôm cao áp kiểu vạn năng có thể gắn thêm nhiều xy lanh hat pít tông có đường kính khác nhau.
Loại bơm cao áp này thường được sử dụng lên những động cơ như V-2, D-6, trục cam của bơm cao áp dẫn động từ trục khuỷu. Số lượng thân bơm và số lượng xilanh sẽ được bố trí thành một hoặc hai dãy hình chữ V. Ký hiệu của bơm cao áp kiểu vạn năng thường là CW, M, P, MW. 

Bơm cao áp vạn năng
Bơm cao áp vạn năng dùng trên xe hơi chạy dầu diesel
Nguyên lý hoạt động của loại bơm này dựa trên việc một bơm cao áp có thể áp dụng trên một loại động cơ với công suất khác nhau, do dó trục cam không cần thay mà vẫn áp dụng cho các động cơ khác. Đặc biệt, xilanh trên thân bơm có thể lắp đặt theo nhiều phương thức khác nhau cộng với loại bơm cao áp có ưu điểm giá rẻ, phù hợp với nhiều loại xe.

>>> Xem thêm: Công dụng của hộp số

2.2. Bơm cao áp phân phối

Bơm cao áp phân phối hay còn gọi là bơm cao áp VE khá được ưa chuộng, thiết kế nhỏ gọn, áp suất bơm dầu ổn định. Cấu tạo bơm cao áp phân phối bao gồm các chi tiết như: trục dẫn động, khớp trục, vành khăn, momen, đĩa cam, vấu cam, pít tông… Bơm cao áp VE bơm dầu bằng cách đưa nhiên liệu đến các xy lanh thông qua áp suất của bơm gạt và rãnh hút.

Bơm VE
Bơm VE nhỏ gọn và hoạt động khá hiệu quả
Bơm cao áp ô tô phân phối có ưu điểm là kích thước nhỏ gọn, khả năng tính toán và phân phối nhiên liệu chính xác. Đặc biệt, dạng bơm cao áp kiểu phân phối (VE) có thể chia thành nhiều dạng như sau:
  • Kiểu bộ đôi vừa chuyển động tịnh tiến, vừa thực hiện bơm nhiên liệu.

  • Các xy lanh ở bên trong roto sẽ chuyển động tịnh tiến.

  • Dựa trên kiểu điều chỉnh ngắt nhiên liệu.

  • Dựa trên điều chỉnh bằng việc tiết lưu đường nạp.

  • Dựa trên việc thay đổi hành trình Plunger.

2.3. Bơm cao áp vòi phun kết hợp

Bơm cao áp dạng vòi phun kết hợp là dạng bơm được thiết kế liền khối với vòi phun và được lắp đặt trên nắp máy. Loại bơm này được sử dụng trên những dòng động cơ 2 kỳ, những dòng xe tải nặng và mỗi xy lanh được cung cấp tương ứng với một bơm cao áp.
Đặc biệt, so với tất cả các loại bơm cao áp thì đây là sạng sản phẩm có áp suất vòi phun lớn nhất, có khả năng thúc đẩy nhanh quá trình phun nhưng hạn chế của nó là do kích thước lớn nên ảnh hưởng đến quá trình thiết kế nắp máy.

bơm cao áp vòi phun kết hợp
Kích thước của bơm cao áp vòi phun kết hợp khá lớn
Nguyên lý làm việc của bơm cao áp tuân theo các giai đoạn sau:
  • Giai đoạn 1: Nạp nhiên liệu vào xy lanh bơm

  • Giai đoạn 2: Bắt đầu bơm nhiên liệu

  • Giai đoạn 3: Kết thúc bơm nhiên liệu

  • Giai đoạn 4: Thay đổi lưu lượng nhiên liệu của bơm cao áp

    >>> Xem thêm: Hệ thống đánh lửa trên ô tô

2.4. Bơm cao áp đơn

Bơm cao đơn hay còn gọi là bơm PF được sử dụng cho các hoạt động cơ từ vài mã lực đến hàng trăm mã lực, bơm cao áp riêng biệt gồm các đầu nối, đường ống van, bệ van, lò xo, xy lanh, pít tông, ống dẫn hướng, vòng răng, vít điều chỉnh vị trí, v.v. 
Bơm PF hoạt động theo chu kỳ, mỗi chu kỳ bao gồm hai hành trình của piston: hành trình nạp và hành trình xả. 

Bơm cao áp PF
Bơm cao áp đơn có cấu tạo khá phức tạp

3. Khi nào cần kiểm tra bơm cao áp trên ô tô? 

Sau một thời gian sử dụng, các bộ phận trong hệ thống bơm thường bị mài mòn do ma sát, lò xo làm việc lâu ngày cũng không còn giữ được độ đàn hồi tốt. Khi bơm cao áp gặp trục trặc, bạn có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu như: 
  • Động cơ bị giảm công suất khi vận hành, nổ không đều. Lúc này, bơm không cung cấp và điều tiết đủ nhiên liệu để động cơ hoạt động có thể do pít tông, xi-lanh, đế van thoát bị mòn hoặc lò xo bị yếu. 

  • Động cơ mất nhiều thời gian để nổ hoặc không thể nổ do đặt bơm sai, bơm bị hở hoặc bơm không thể bơm nhiên liệu.

  • Có thể ngửi được mùi nhiên liệu. Khi vòng làm kín bên trong các van bị hở hoặc hư hỏng, áp suất trong bơm sẽ giảm và gây rò rỉ nhiên liệu. 

kiểm tra lại bơm cao áp
Cần kiểm tra lại bơm khi thấy nhiên liệu bị rò rỉ
  • Ống xả thải ra khói màu đen. Nguyên nhân có thể đến từ nhiên liệu được cung cấp vào động cơ quá nhiều trong khi không có đủ khí để đốt cháy nên tạo ra khói đen.

Giải pháp được đưa ra là kiểm tra áp suất của bơm. Quá trình này khá phức tạp vì phải trải qua nhiều bước tháo, lắp, vệ sinh phức tạp. Nếu không am hiểu về động cơ ô tô, bạn sẽ cần đến sự giúp đỡ của các thợ sửa chữa ô tô chuyên nghiệp. 
Trên đây là thông tin chi tiết về bơm cao áp và nguyên lý làm việc của bơm cao áp của ô tô mà chúng tôi giới thiệu, hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích về chủ đề này và có cách sử dụng ô tô hợp lý, đảm bảo cho xe hoạt động một cách trơn tru nhé!

Các tin khác

"Hộp số CVT có bền không?" là câu hỏi mà nhiều người dùng ô tô thắc mắc, đặc biệt khi các ...
Số S trên xe ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc nhanh cho xe. Tuy phương thức ...
Mới đây, hộp số D CVT đã được trình làng, sau sự thành công của hộp số tự động vô cấp ...
Trên lốp ô tô có nhiều ký hiệu chữ và số khiến bạn khó hiểu, không biết những thông số đó ...
Hiện tượng xe hao nước làm mát có thể gây ảnh hưởng lớn đến động cơ, khiến cho nhiều chủ xe ...
Mẫu xe MPV Stargazer Hyundai ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam, nhờ vào thiết kế đẹp mắt, tính đa ...
Trong nhịp sống hiện đại, xe số tự động ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến nhờ tính tiện ...
Thay lọc gió ô tô là một công việc bảo dưỡng cần thiết để đảm bảo hiệu suất và tuổi thọ ...
Yêu cầu tư vấn