Hướng Dẫn Chỉnh Đèn Pha Ô Tô Nhanh Và Chính Xác Nhất

Được ví là đôi mắt của chiếc xe ô tô, đèn pha ngoài khả năng chiếu sáng còn đóng vai trò quan trọng tạo nên đẳng cấp và phong cách riêng cho xế cưng của mỗi người. Tuy nhiên thì không phải ai cũng biết cách sử dụng đèn pha ô tô một cách phù hợp, trong bài chia sẻ dưới đây KATA sẽ hướng dẫn chỉnh đèn pha ô tô một cách chính xác nhất.

​1. Đèn pha ô tô có tác dụng gì?

1.1. Đèn pha ô tô là gì?

Trước khi đi tìm hiểu về cách điều chỉnh đèn pha ô tô thì bạn phải hiểu được khái niệm đèn pha ô tô là gì? Đèn pha ô tô tạo nên một luồng sáng mạnh, tập trung chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng khoảng 100m trở lên. 

hiểu về đèn pha ô tô
Đèn pha ô tô tăng cường tầm nhìn
Các loại đèn pha trên xe hơi hầu hết đều sử dụng bóng đèn halogen, công suất 55-60W. Các mẫu xe hiện đại và cao cấp hơn thường được trang bị đèn LED hoặc Laser với cường độ sáng mạnh hơn và khả năng chiếu xa hơn. 
Thêm vào đó, đèn pha ô tô còn có thể dễ dàng kết hợp với đèn cốt trong cùng một hệ thống đèn xe csủa các phương tiện giao thông hiện nay.

1.2. Tác dụng của đèn pha ô tô

Vậy đèn pha ô tô có tác dụng gì? Đèn pha ô tô có khả năng chiếu sáng ở một khoảng nhất định, giúp chúng ta có thể quan sát tốt hơn về các chướng ngại vật hoặc xe đang lưu thông đi ngược đường với chúng khi tham gia giao thông. Nhờ đó, các tài xế có thể làm chủ được tốc độ cũng như xử lý mọi tình huống bất ngờ xảy ra. 

Dùng đèn pha để giao tiếp khi di chuyển
Các tài xế thường dùng đèn pha để giao tiếp với các xe khác
Đèn pha ô tô là một trong những bộ phận vừa có khả năng chiếu sáng vừa có chức năng cảnh báo, giao tiếp khi tham gia giao thông. Trong điều kiện thời tiết có nhiều sương mù, đèn pha ô tô giúp tăng tầm nhìn cho tài xế hiệu quả. 
Với bộ đèn này, các tài xế sẽ yên tâm hơn khi lái xe trên đường.

2. Hướng dẫn chỉnh đèn pha ô tô

Đèn pha ô tô hiện là một trong những bộ phận quan trọng nhất của chiếc xe nên việc chỉnh đèn ô tô đúng chuẩn, an toàn là điều cực kỳ cần thiết. 
Có thể bạn chưa biết, hướng chiếu, độ chụm đèn và khoảng chiếu xa của đèn pha có thể bị thay đổi tùy vào tình trạng, số người trên xe hay lượng trọng tải mà xe thường xuyên chở. Nếu chỉnh đèn pha không đúng, người lái sẽ gặp khó khăn khi quan sát cũng như gây chói mắt cho xe đối diện, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. 

Dùng đèn pha gây chói mắt
Dùng đèn pha trong đô thị gây chói mắt cho người tham gia giao thông đối diện
Không phải người lái ô tô nào cũng biết cách sử dụng đèn pha ô tô hiệu quả. Các xe hơi đều trang bị các nút điều khiển đèn pha. 
  • Xe hơi sử dụng đèn Xenon thường có các nút xoay với các mức độ từ 0 – 4. 

  • Xe hơi dùng đèn pha Halogen hoặc Projector có thể dùng hai vít phía sau chóa đèn. Vít U – D điều chỉnh đèn lên – xuống, vít L – R điều chỉnh đèn sang trái – phải.

Dưới đây là hướng dẫn chỉnh đèn pha ô tô được nhiều người áp dụng nhất:

- Bước 1: Cân bằng xe ô tô

Trước khi điều chỉnh đèn pha ô tô thì bạn cần đảm bảo sự cân bằng cho xe bằng việc bơm các lốp xe vừa đủ, đúng áp suất của lốp. Hãy chú ý không nên nạp lốp quá căng hoặc quá non. 

Bơm đều 4 bánh của xe ô tô trước khi căn chỉnh
Nạp áp suất đủ và đều cho cả 4 bánh của xe ô tô trước khi căn chỉnh

- Bước 2: Làm sạch các thấu kính

Sau khi xe ở vị trí cân bằng, làm sạch các thấu kính bên ngoài giúp cho việc quan sát, căn chỉnh đèn chùm một cách chuẩn xác.

- Bước 3: Xác định vị trí luồng sáng

Để xác định đúng vị trí luồng sáng của đèn pha xe hơi, bạn cần tiến hành các thao tác: đỗ xe trên nền đất hoặc sàn phằng và căn khoảng cách với bức tường hoặc một màng chắn thử đèn tầm 5-7m. Sau đó, kẻ một đường dọc chính giữa và vuông góc với nền trên tường hoặc màng chắn, căn đường tim của xe đối diện với đường kẻ bên trên.

xác khoảng cách xe với màn và vẽ đường dọc trung tâm
Các đường thẳng cần vẽ trên tường/tấm chắn

- Bước 4: Đo khoảng cách đến tim đèn trên xe

Để căn điều chỉnh đèn pha ô tô chuẩn thì không thể bỏ qua bước đo các khoảng cách đến tim đèn trên xe: từ tim đèn và chiếu cao từ mặt đất đến tim đèn.

Vị trí tim đèn xe ô tô
Xác định vị trí tim đèn xe ô tô

- Bước 5: Kẻ đường cut of line

Trên tường hoặc màng chắn, hãy kẻ một đường out - of line, chiều cao của đường này thấp hơn chiều cao đèn khoảng 1 – 2 inch (khoảng 2,56 - 5,08cm).
 

vẽ Đường out – of line
Đường out – of line thấp hơn chiều cao đèn

- Bước 6: Chỉnh đèn

Sau khi đã thực hiện các bước trên, khởi động lại xe và quan sát độ chụm sáng và chiều cao của chùm sáng đạt đúng tiêu chuẩn hay chưa. 
  • Chiều cao của chùm sáng cân bằng với chiều cao của tim đèn.

  • Độ chụm của chùm sáng dao động trong khoảng 10-15 độ.

  • Cả đèn bên lái và đèn bên phụ có cùng độ cao và độ chụm.

Độ cao và độ chụm sáng đạt yêu cầu
Độ cao và độ chụm sáng đạt chuẩn

3. Các lưu ý khi điều chỉnh đèn pha ô tô

Điều chỉnh đèn pha ô tô không phải là việc quá khó, tuy nhiên khi thực hiện các thao tác căn chỉnh, bạn cần lưu ý đến các khuyến cáo sau để đạt được kết quả như mong đợi:
  • Tiến hành điều chỉnh độ tụ (độ chụm sáng) của đèn pha ở chế độ cốt.

  • Che đèn cốt hoặc ngắt giắc nối khi kiểm tra độ chụm sáng để đảm bảo chính xác.

  • Chú ý điều chỉnh đèn pha bên tài hãy che đèn bên phụ lại và ngược lại.

  • Không che đèn quá 3 phút vì kính đèn có thể bị cháy nổ do nhiệt độ cao.

  • Khi điều chỉnh đèn pha hãy chạy thử xe và kiểm tra xem hệ thống đèn pha hoạt động tốt không.

4. Các loại đèn pha ô tô phổ biến hiện nay

Các nhà sản xuất đã liên tục cập nhật cải tiến chất liệu, kiểu dáng của đèn pha ô tô mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng. Dưới đây là các mẫu đèn pha ô tô phổ biến hiện nay. Xem ngay!

4.1. Đèn pha Halogen

Đèn pha Halogen là loại đèn pha ô tô phổ biến nhất hiện nay, phát ra ánh sáng vàng và mang lại khả năng chiếu sáng tốt đặc biệt, ở những cung đường có tầm nhìn kém như mưa to và sương mù. 
 

điều khiển đèn pha halogen
Nút điều khiển đèn pha halogen thường có 4 mức 
Đồng thời, đèn pha Halogen có cấu tạo đơn giản, kích thước đa dạng và chi phí tiết kiệm nhưng tuổi thọ trung bình thì cực kỳ cao cung cấp với công suất 55 W trong điều kiện chiếu sáng thông thường. 
Mặc dù vậy, đèn pha Halogen có nhược điểm là nhiệt phát ra từ bóng đèn lớn, làm hao tốn điện năng và số năng lượng của đèn chỉ là nhiệt năng phát ra thay vì biến thành quang năng. Bên cạnh đó, đèn sử dụng dây tóc vonfram dễ bị bốc hơi khi ở nhiệt độ cao nên thường tạo lớp sương trên thủy tinh.

4.2. Đèn pha Xenon

Đèn pha Xenon hay còn gọi là đèn pha HID, viết tắt của cụm từ “High Intensity Discharge” có nghĩa là “hệ thống ánh sáng cường độ cao”. Loại đèn này có khả năng phát sáng khá chậm, bắt đầu từ ánh sáng xanh và sau 3-5 giây mới đạt được ánh sáng trắng cao nhất và nhiệt độ màu của đèn tương đương với nhiệt độ ánh sáng mặt trời từ 4.500 độ K đến 5.500 độ K.

điều chỉnh đèn Xenon
Xe sử dụng đèn Xenon dùng các vít U – D, L – R để điều chỉnh
Tính ưu việt của loại đèn pha xenon đó là giúp cho tầm nhìn của người lái tốt hơn. Nhược điểm của loại đền này là làm cho người đi đường bị chói mắt. Thêm vào đó, chi phí sản xuất và bảo dưỡng đèn không hề nhỏ do cấu tạo đèn gồm nhiều bộ phận như: bóng xenon, ballast ổn định điện áp và thấu kính hội tụ.

4.3. Đèn pha LED ô tô

Đèn pha LED xe ô tô hay còn gọi là đèn led được thiết kế với kích thước nhỏ, được đánh giá là một trong những loại đèn có chất lượng tốt nhất. Bóng của đèn pha LED được tạo thành từ những con chip bán dẫn có kích thước chỉ vài milimet. Chính vì vậy, kỹ thuật viên có thể chế tạo bóng đèn LED theo nhiều kiểu dáng khác nhau, mang lại tính thẩm mỹ cao hơn cho xe hơi.

Đèn pha LED ô tô
Đèn pha LED hiện đại và tinh tế hơn
Hơn nữa, đèn LED sử dụng ánh sáng trắng với độ màu từ 5000 đến 6000 độ K, độ sáng đạt gần 1000 Lumen, tuổi thọ lên đến 15.000 giờ, mang đến khả năng chiếu sáng nhanh mà không tốn quá nhiều năng lượng. 

4.4. Đèn pha Laser

Đây là công nghệ chiếu sáng mới, đắt và hiện đại nhất của chiếc ô tô hiện nay. Khả năng chiếu sáng của đèn pha laser lên đến 600m nhưng lượng điện tiêu thụ cực thấp nên tiết kiệm tối đa năng lượng cho xe. 
Đặc biệt, đèn pha Laser tạo ra luồng sáng gấp 1000 lần trong khi chỉ tiêu tốn khoảng 2/3 hoặc 1/2 công suất của đèn pha LED. Với sự ưu việt này, giá thành của đèn pha Laser cũng cao hơn hẳn.

Đèn pha ô tô Laser trên BMW i8
Đèn pha ô tô Laser xóa tan bóng đêm
Bên cạnh đó, loại đèn pha này còn được cấu tạo tia laser chiếu vào thấu kính chứa khí phốt pho vàng tạo ra ánh sáng trắng xanh, vì tia laser không có khả năng phát sáng tự nhiên, nhờ đó mà nhiệt độ màu ánh sáng chiếu ra là 5.500 - 6.000 độ K và năng lượng nhiệt lớn hơn đèn LED.
Trên đây là thông tin chi tiết về hướng dẫn chỉnh đèn pha ô tô đúng chuẩn mà chúng tôi giới thiệu, hy vọng sẽ giúp cho các tài xế có thêm kiến thức hữu ích khi điều khiển xe ô tô, mang đến sự an toàn tuyệt đối trên mọi chặng đường. Đừng quên theo dõi và cập nhật các bài chia sẻ hữu ích về xe hơi tại mục Tin xe trên website của KATA Việt Nam nhé!

Các tin khác

Hãy cùng KATA điểm qua những mẫu xe ô tô giá rẻ thuộc đa dạng các phân khúc như 4,5 chỗ, ...
Mazda CX5 là một trong những mẫu xe SUV được yêu thích nhờ thiết kế hiện đại và tính năng tiện ...
Đèn chiếu sáng trên ô tô bao gồm hệ thống đèn LED, đèn pha trên xe kết nối với nhau giúp ...
Tai nạn giao thông luôn là nỗi ám ảnh thường trực của người tham gia giao thông. Để giảm thiểu tối ...
Lexus RX350 2024 là một trong những mẫu SUV hạng sang được yêu thích nhất hiện nay. Với thiết kế tinh ...
Cửa xe ô tô là bộ phận quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm lái xe và đảm bảo ...
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mâm xe lại đóng vai trò quan trọng đến vậy trong việc vận ...
Mitsubishi Triton là một lựa chọn đáng cân nhắc cho những khách hàng đang tìm kiếm một chiếc xe bán tải ...
Yêu cầu tư vấn