1. Quy định về làn đường cho xe ô tô
Người tham gia giao thông phải tuân thủ đầy đủ các quy định về làn đường khi điều khiển phương tiện. Đặc biệt đối với ô tô thì các quy định về làn đường, hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn vô cùng phức tạp, đòi hỏi người lái cần phải chú ý khi lái xe ô tô trên đường.
Xe ô tô di chuyển đúng làn đường
Ô tô chỉ được phép chuyển làn đường ở các vị trí cho phép. Đồng thời, khi chuyển làn, ô tô bắt buộc phải xi nhan để thông báo cho các phương tiện phía trước và phía sau, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người di chuyển.
Trên đường một chiều thường có vạch kẻ và các biển chỉ dẫn phân làn đường, thứ tự phần đường dành cho các loại xe cụ thể như sau:
-
Làn bên phải phía trong cùng dành cho các loại xe thô sơ.
-
Tiếp đến là các làn hỗn hợp dành cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.
-
Làn phía trong cùng bên trái dành cho ô tô.
Thông thường, các phương tiện ô tô đi với tốc độ cao sẽ đi trên làn đường trong cùng bên trái và phương tiện tham gia giao thông khác di chuyển với tốc độ thấp hơn đi về phía bên phải để đảm bảo an toàn và sự thuận tiện khi lưu thông.
Đường một chiều có nhiều làn đường quy định làn đường cho các loại phương tiện
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm với Thông tư 17/2012/TT-BGTVT vào ngày 29 tháng 5 năm 2012 đã quy định về cách lái xe theo vạch kẻ đường.
Trong trường hợp vạch kẻ đường sử dụng độc lập thì người tham gia giao thông phải có trách nhiệm tuân thủ theo nội dung của vạch kẻ đường. Nếu vạch kẻ đường được sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, người tham gia giao thông phải tuân thủ theo hiệu lệnh gồm cả vạch kẻ đường và đèn tín hiệu.
2 loại vạch kẻ đường quen thuộc bao gồm:
+ Vạch đứt khúc trắng: Loại vạch được kẻ theo chiều dọc, có tác dụng phân chia làn đường. Trong đó, trường hợp vạch ở đầu có tác dụng hướng dẫn xe chạy đúng tuyến đường.
+ Vạch liền trắng: Loại vạch kẻ dọc liền trắng dùng để phân cách giữa làn xe có động cơ và không có động cơ, quy định giới hạn của đường dành riêng cho xe chạy.
Ngoài ra, còn có rất nhiều loại vạch kẻ đường khác, các tài xế cần tìm hiểu và nhớ kỹ dấu hiệu nhận biết của chúng để tránh mắc lỗi.
Các loại vạch kẻ đường
Ngoài ra, đường giao thông còn có các biển báo, giúp cho người điều khiển xe ô tô tránh đi nhầm làn đường. Hai loại biển báo trên các trụ đỡ và biển báo lắp đặt trên các giá long môn bao gồm:
+ Biển báo đặt trên các trụ đỡ: Loại biển này đặt ở các tuyến đường với mục đích thông báo cho người tham gia giao thông các thông tin, quy định về làn đường. Cụ thể như sau:
-
Làn đường thứ nhất, trong cùng bên trái là đường dành riêng cho xe ô tô.
-
Làn đường thứ 2 là làn đường dành cho xe ô tô và xe máy.
-
Làn đường thứ 3 và thứ 4 là nằm ở phía bên phải của đường, dành cho các phương tiện xe máy và xe thô sơ.
Biển báo làn đường cho các phương tiện
+ Biển báo chỉ dẫn lắp trên giá long môn: Những loại biển này sẽ được đặt ở mỗi tuyến đường, vị trí cao để người lái dễ dàng quan sát với mục đích báo cho người lái làn đường nào dành cho phương tiện tương ứng để tránh vi phạm giao thông.
Biển báo lắp ở vị trí cao phía trên các làn đường tương ứng
2. Những lỗi đi sai làn đường thường gặp
Với nhiều quy định riêng dành cho người điều khiển xe ô tô hiện nay, các tài xế hay người chuẩn bị thi bằng lái xe ô tô cần phải nắm được đầy đủ để tránh phạm phải lỗi và giữ an toàn khi điều khiển xe. Dưới đây là tổng hợp những lỗi đi sai làn đường thường gặp nhất:
2.1. Chuyển nhiều làn đường cùng một lúc
Chuyển nhiều làn đường cùng một lúc là một trong những lỗi mà người điều khiển xe ô tô hay mắc phải. Để giữ vững an toàn và tránh các nguy cơ va chạm trên đường cao tốc hay trên đường một chiều có nhiều làn xe, người điều khiển xe nên chuyển lần lượt từng làn đường theo thứ tự, tránh chuyển một lúc nhiều làn đường khác nhau. Việc này sẽ giúp các phương tiện phía sau có thể hiểu được ý định di chuyển của bạn để chủ động hơn khi xảy ra các tình huống bất ngờ.
Xe ô tô xi nhan – Tránh chuyển nhiều làn đường cùng lúc
2.2. Lỗi đi sai làn đường
Đi sai làn đường là lỗi mà nhiều người mắc phải nhất, đặc biệt là người mới lái xe ô tô khi đi trong đường phố. Thông thường, đi sai làn phạt bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào mức độ vi phạm và hậu quả. Mức phạt sẽ khá cao cùng với đó người lái ô tô có thể bị tước quyển sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 1-3 tháng.
2.3. Lỗi không tuân thủ hiệu lệnh - biển báo hiệu
Trường hợp không tuân thủ đúng hiệu lệnh, biển báo hiệu cũng là lỗi nhiều tài xế mắc phải, do người lái xe ô tô không chuyển làn đúng quy định.
Rất nhiều lái xe khi đến các điểm giao lộ, các lái xe đỗ dừng đèn đỏ ở các làn đường có vạch rẽ trái hoặc rẽ phải nhưng sau đó lại đi thẳng.
Xe ô tô rẽ phải dừng ở đúng làn theo chỉ dẫn
Một trường hợp cũng rất phổ biến khác, lái xe dừng vào các làn cho xe đi thẳng, sau đó lại rẽ trái hoặc phải. Khi di chuyển như vậy, cảnh sát giao thông tại đó sẽ thổi phạt bạn ngay.
2.4. Chuyển làn không xi nhan
Một số người khi điều khiển xe ô tô mất tập trung hoặc nghe điện thoại sẽ quên mất việc xi nhan khi chuyển làn đường.
Các trường hợp này sẽ bị phạt hành chính bởi vì thao tác lái này sẽ gây ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến người đi phía sau. Tham gia giao thông đòi hỏi người lái phải giữ sự tập trung cao nhất để đảm bảo an toàn cho mình và người tham gia giao thông.
Điều khiển ô tô chuyển làn không xi nhan sẽ bị phạt
2.5. Lỗi quay đầu xe trên làn đường dành cho người đi bộ
Ngoài ra, một lỗi mà những người điều khiển xe ô tô hay mắc phải đó là lỗi quay đầu xe trên làn đường dành cho người đi bộ.
Các lỗi này thường xảy ra ở các đoạn ngã ba, ngã tư. Nếu không chú ý, người điều khiển ô tô sẽ bị phạt hành chính khá nặng, cần lưu ý để tránh xử phạt hay gây tai nạn giao thông.
Xe ô tô đi vào làn xe dành riêng cho xe buýt nhanh
3. Mức phạt lỗi đi sai làn đường
“Mức phạt lỗi đi sai làn đường sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?” chắc hẳn là câu hỏi bạn đang quan tâm nhất. Bạn đã từng bị CSGT phạt lỗi đi sai làn và phải ngậm ngùi nộp tiền phạt nhưng không biết mức phạt cụ thể cho lỗi này? Kiểm tra ngay dưới đây nhé!
CSGT phạt lỗi đi sai làn
Theo quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có hiệu lực từ 01/01/2020 mức phạt đối với người tham gia giao thông đi sai làn đường hoặc chuyển làn không đúng nơi quy định như sau:
3.1. Đối với các tài xế lái xe ô tô
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô thì mức phạt khi đi sai làn đường cụ thể như sau:
-
Phạt tiền từ 400.000 - 460.000đ, nếu chuyển làn đường không đúng nơi cho phép.
-
Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000đ, nếu đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.
CSGT xử phạt ô tô đi sai làn
3.2. Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy
Những người điều khiển xe mô tô xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi đi sai làn đường sẽ phải chịu mực phạt như sau:
-
Phạt tiền từ 100.000 - 200.000đ, nếu chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.
-
Phạt tiền từ 400.000 - 600.000đ, nếu đi không đúng phần đường, làn đường theo quy định.
3.3. Áp dụng cho người lái máy kéo, xe máy chuyên dùng
Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng nếu người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định.
3.4. Dành cho người lái xe đạp máy, xe thô sơ
Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 80.000 - 100.000đ, nếu người điểu khiển xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ đi không đúng phần đường quy định.
Các xe ô tô đi trên cao tốc
Chắc chắn với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã trả lời được câu hỏi đi sai làn đường phạt bao nhiêu rồi phải không! Để đảm bảo cho quá trình tham gia giao thông an toàn và tránh phạm luật, hãy tìm hiễu và nẵm rõ luật giao thông đường bộ nhé. Chúc bạn lái xe an toàn!