Khoảng Cách An Toàn Giữa Hai Xe Ô Tô Là Bao Nhiêu?

Khi tham gia giao thông người điều khiển các phương tiện cần phải tuân thủ các quy định của luật pháp đã đưa ra. Trong đó, quy định về khoảng cách an toàn giữa 2 xe ô tô cần được đặc biệt chú ý. Tìm hiểu chi tiết ngay trong bài phân tích dưới đây!

1. Vì sao phải giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe ô tô?

Người điều khiển xe ô tô phải chú ý đến khoảng cách an toàn giữa 2 xe ô tô. Khi duy trì khoảng cách an toàn, các bác tài có thể hạn chế được va chạm và tai nạn không mong muốn.
Có lẽ bạn đã bắt gặp hình ảnh hàng chục xe ô tô “dồn toa” trên cao tốc hay trên cầu bởi không kịp xử lý tình huống khi không giữ khoảng cách tối thiểu với xe phía trước. Một vụ tai nạn xảy ra kéo theo ùn tắc giao thông trong thời gian dài, đồng thời gây thiệt hại lớn về người và của. 

Các ô tô dồn toa
Các ô tô bị “dồn toa”
Khi giữ khoảng cách đủ xa, trong những trường hợp bất ngờ, tài xế sẽ có đủ thời gian để xử lý, tránh được nguy cơ tổn thương về người và vật chất. Bên cạnh đó, khoảng cách hợp lý giữa các xe giúp người điều khiển có tầm nhìn tốt hơn, kịp thời tránh các vật cản. 

2. Khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô

Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều đặt ra quy định về khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô. 
Để đảm bảo tham gia giao thông an toàn, pháp luật Việt Nam đã quy định rõ khoảng cách an toàn của các xe ô tô tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT.

2.1. Trong điều kiện thời tiết khô ráo, bình thường, tầm nhìn tốt

Nếu di chuyển trong điều kiện thời tiết thông thường, thuận lợi, mặt đường khô ráo, bằng phẳng, tình hình giao thông bình thường, mật độ phương tiện bình thường thì khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô được quy định như sau:
 
Tốc độ lưu hành V (km/h) Khoảng cách tối thiểu (m)
V = 60 35
60 < V ≤ 80 55
80 < V ≤ 100 70
100 < V ≤ 120 100
 

Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô
Giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô
Khi điều khiển xe di chuyển với tốc độ dưới 60 km/h, tài xế phải chủ động giữ khoảng cách an toàn, phù hợp với tốc độ của các xe chạy phía trước.
Khoảng cách an toàn trong lái xe được tính toán theo tốc độ mà xe đang di chuyển. Với điều kiện bình thường, xe chạy với tốc độ 40 km/h thì khoảng cách an toàn giữa hai xe trước và sau sẽ là 33.8 m. Với tốc độ 80 km/h thì khoảng cách an toàn là 66.7m. Với tốc độ 100 km/h khoảng cách an toàn tài xế phải giữ là 83.4 m. Còn tốc độ 120 km/h thì khoảng cách an toàn tốt thiểu là 100.1 m. 

2.2. Trong điều kiện tầm nhìn kém

Khi trời có mưa, sương mù, mặt đường trơn trượt hoặc khi di chuyển trên địa hình đèo dốc, quanh co, tầm nhìn hạn chế, tai nạn rất dễ xảy ra. Bởi vì khả năng làm chủ phương tiện và phán đoán tình huống trong điều kiện này bị hạn chế. 

Đảm bảo khoảng cách với xe phía trước khi trời mưa
Giữ khoảng cách an toàn khi trời mưa
Đối với điều kiện thời tiết xấu, không an toàn, đường không phẳng, có nhiều chướng ngại vật thì khoảng cách an toàn sẽ tăng lên. Tuy luật pháp không quy định cụ thể về khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô trong điều kiện tầm nhìn kém, người lái xe vẫn cần phải điều chỉnh khoảng cách lớn hơn trị số ghi trên biển báo (trị số được quy định trong trường hợp điều kiện thời tiết bình thường). 

3. Lỗi không giữ khoảng cách an toàn xe ô tô

Với lỗi không giữ khoảng cách an toàn xe ô tô thì mức phạt mới năm 2020 được áp dụng như sau:
Người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu khi không giữ khoảng cách an toàn xe ô tô để xảy ra va chạm với xe liền trước. Hoặc người điều khiển không tuân thủ khoảng cách an toàn theo quy định của biến báo hiệu cự ly tối thiểu giữa hai xe.
Trong trường hợp lỗi không giữ khoảng cách an toàn với xe chạy liền trước trên đường cao tốc thì sẽ bị phạt từ 3 đến 5 triệu đồng. Đồng thời, người điều khiển sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng.

CSGT phạt xe vi phạm khoảng cách an toàn xe ô tô
CSGT phạt người vi phạm khoảng cách an toàn xe ô tô
Trường hợp điều khiển xe ô tô nhưng không giữ khoảng cách an toàn và gây ra tai nạn giao thông sẽ áp dụng mức xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng. Ngoài ra, người điều khiển mắc lỗi còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng. 
Bên cạnh chịu trách nhiệm hành chính, khi điều khiển xe ô tô không giữ khoảng cách an toàn gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, tài sản của người khác, người vi phạm còn phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất theo quy định của pháp luật.

4. Một số gợi ý hiệu quả để giữ khoảng cách an toàn xe ô tô

Một số gợi ý hiệu quả giúp tài xế giữ khoảng cách an toàn.

4.1. Ghi nhớ khoảng cách an toàn xe ô tô theo quy định

Để ghi nhớ khoảng cách theo quy định, bạn có thể dùng cách khác dễ dàng hơn đó là: dùng số đầu của vận tốc nhân với 7 (ở một số quốc gia khác sẽ nhân với 6 do có quy định khác với Việt Nam). Chẳng hạn như nếu bạn đang vận hành xe hơi với vận tốc 100km/h, khoảng cách an toàn vào khoảng 10*7=70 m. 

Mẹo ghi nhớ khoảng cách an toàn giữa hai xe ô tô
Duy trì đều đặn khoảng cách giữa các xe

4.2. Tính khoảng cách an toàn khi lái xe ô tô

Kinh nghiệm được các tài xế để giữ khoảng cách an toàn, tránh va chạm đó là sử dụng quy tắc 3 giây. 3 giây là khoảng thời gian để người điều khiển phương tiện giao thông dừng xe an toàn sau khi đạp thắng, cho dù là phanh gấp. 
Khoảng thời gian 3 giây này là kết quả của quá trình nghiên cứu, được tính toán tổng hợp về khả năng phản xạ của con người. Đồng thời đây cũng là khoảng thời gian mà ô tô sau khi phanh có thể dừng lại hoàn toàn theo quán tính. 
Để tính khoảng cách an toàn giữa hai xe tài xế có thể tham khảo ví dụ sau: môt xe ô tô di chuyển với tốc độ 40 km/h thì mỗi giây trôi qua phương tiện đó đi được 11m. Với kinh nghiệm lái xe ô tô trong vòng 3 giây phương tiện này đi được 33m nên khoảng cách an toàn theo quy tắc 3 giây là 33m.

Giữ khoảng cách an toàn với quy tac 3 giây
Giữ khoảng cách an toàn với xe phía trước 
Sử dụng công thức này, tài xế có thể thử ước lượng số thời gian di chuyển từ xe mình đến xe phía trước có hết 3 giây hay không. Trong điều kiện thời tiết không tốt người lái có thể nhân đôi khoảng cách để đảm bảo an toàn cho quá trình di chuyển.

4.3. Quan sát biển báo trên đường

Hiện nay, dọc các tuyến đường cũng có nhiều biển báo nhắc nhở, khuyến cáo khoảng cách an toàn giữa hai xe. Căn cứ vào những dấu hiệu này, tài xế sẽ dễ dàng điều chỉnh tốc độ để giữ khoảng cách tốt nhất. 
Bên cạnh đó, bạn không thể không bỏ qua các biển báo giới hạn tốc độ, điều chỉnh vận tốc và khoảng cách với xe phía trước để tránh bị bắt lỗi vi phạm. 

4.4. Thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe hơi

Bất kỳ thiết bị, đồ dùng hay phương tiện nào cũng sẽ gặp trục trặc trong quá trình sử dụng. Trước khi khởi động và điều khiển xe, hãy chắc chắn rằng mọi bộ phận của xe hoạt động chính xác và hiệu quả. Nhờ vậy, bạn sẽ đưa ra các phán đoán chính xác hơn để lái xe an toàn, nhất là trong các hành trình dài.

Kiểm tra xe hơi thường xuyên
Bảo dưỡng xe hơi thường xuyên

Hy vọng rằng, các thông tin, quy định và mẹo lái xe trên sẽ giúp bạn tính toán và giữ khoảng cách an toàn giữa 2 xe ô tô. Tuân thủ các quy định về khoảng cách an toàn nói riêng và các quy định trong Luật Giao thông đường bộ nói chung góp phần đảm bảm an toàn cho chính bạn, hành khách trên xe và người khác lưu thông trên đường. 

Các tin khác

BMW 520i Luxury Line 2024 là một kiệt tác của dòng sedan hạng sang, chinh phục mọi ánh nhìn bởi thiết ...
Bảo hiểm thân vỏ là một công cụ tài chính hữu ích, giúp chủ xe an tâm hơn khi tham gia ...
Trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại, an toàn luôn là yếu tố hàng đầu được quan tâm. Một trong ...
Hiện nay, bảo hiểm ô tô 2 chiều được nhiều chủ xe chọn mua với mục đích đảm bảo an toàn ...
Trong cuộc sống hiện đại, ô tô đã trở thành phương tiện di chuyển quen thuộc của nhiều người. Để đảm ...
Xe điện 2 chỗ đang trở thành một xu hướng phổ biến đối với người dùng hiện nay bởi kích cỡ ...
Hiện nay, những mẫu xe ô tô điện 7 chỗ dần trở thành xu hướng trên thị trường Việt Nam và ...
Lexus ES 300H 2024 là một mẫu xe sở hữu ngoại hình tuyệt đẹp và ấn tượng bởi động cơ Hybrid ...
Yêu cầu tư vấn