Cách Kiểm Tra Cầu Chì Xe Ô Tô Chính Xác
Cầu chì là thiết bị bảo vệ mạch điện mà hệ thống sử dụng điện nào cũng phải có. Trên ô tô cũng vậy, cầu chì được sử dụng nhằm tránh các hiện tượng quá tải gây cháy nổ. Nhiều người băn khoăn không biết cách kiểm tra cầu chì xe ô tô như thế nào để trong quá trình vận hành xe không bị ảnh hưởng, tránh được những sự cố không thể lường trước. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng việc nắm bắt được hoạt động của cầu chì xe ô tô và kiểm tra thường xuyên sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình vận hành.
Vậy cách kiểm tra cầu chì xe ô tô đúng quy trình như thế nào? Hệ thống cầu chì trên xe ô tô có công dụng gì? Cùng tìm hiểu tất tần tật các thông số trên bảng cầu chì của xe ô tô trong bài viết sau đây cùng KATAVINA nhé!
I. Cách kiểm tra cầu chì xe ô tô đúng quy trình
Bạn muốn biết tình trạng hoạt động của hệ thống điện bên trong xe ô tô như thế nào thì kiểm tra cầu chì là điều phải thực hiện. Nhiều trường hợp đèn xe bị cháy đột ngột khi đang lái xe ban đêm hay bị chập điện gây ra nguy hiểm. Vậy cách kiểm tra cầu chì xe ô tô như thế nào?
Cách kiểm tra cầu chì xe ô tô cũng khá đơn giản. Bên cạnh việc tháo nắp hộp và thay cầu chì, bạn có thể sử dụng nhiều cách khác để kiểm tra hoạt động của cầu chì. Điển hình như sử dụng các thiết bị hỗ trợ kiểm tra như đồng hồ vạn năng. Các bước thực hiện theo trình tự sau:
- Bước 1: Tắt thiết bị điện và tháo cầu chì
Tắt toàn bộ thiết bị điện và tháo cầu chì ra. Bạn chỉ cần kéo thẳng ra khỏi khe cắm là có thể tháo được cầu chì. Tuy nhiên, cầu chì của mỗi thiết bị được lắp đặt vị trí khác nhau. Do vậy cần linh hoạt để đưa cầu chì ra ngoài.
- Bước 2: Kết nối với các dây dẫn
Trên đồng hồ vạn năng sẽ có 2 chân là chân COM và chân Ω để kết nối. Dây dẫn màu đỏ sẽ được nối với chân Ω và dây màu đen nối với chân COM.
- Bước 3: Chọn thang đo phù hợp
Ấn nút “ON” để khởi động đồng hồ và điều chỉnh núm vặn đến vị trí thấp nhất của thang đo điện trở (đơn vị Ω).
- Bước 4: Kiểm tra hoạt động của đồng hồ vạn năng
Chạm 2 đầu của dây dẫn với nhau và giữ yên. Lúc này màn hình của đồng hồ vạn năng sẽ thay đổi để báo hiệu có hay không có điện trở. Khi tách 2 đầu dây dẫn ra màn hình đồng hồ trở lại trạng thái ban đầu.
- Bước 5: Đo cầu chì
Đặt cầu chì lên bề mặt không dẫn điện. Sau đó cho 2 dây dẫn chạm vào nắp kim loại trên mỗi đầu cầu chì. Khi dây dẫn được kết nối chắc chắn với cầu chì thì số đo hiển thị trên đồng hồ là kết quả. Nếu kết quả hiển thị giá trị điện trở thấp tương tự trường hợp 2 đầu dây dẫn chạm nhau thì cầu chì còn dùng tốt. Ngược lại nếu hiển thị kết quả như khi chưa nối dây dẫn thì cầu chì đã bị cháy.
Lưu ý: Khi thực hiện cách kiểm tra cầu chì xe ô tô phải đảm bảo tắt nguồn và ngắt kết nối nguồn điện để tránh bị điện giật.
1. Hiện tượng cháy cầu chì xe ô tô là gì?
Theo thời gian sử dụng thiết bị nào cũng sẽ bị hư hỏng có thể nhanh hoặc chậm. Cầu chì xe ô tô cũng thế, nó sẽ bị hao mòn và có thể bị cháy cầu chì xe ô tô bất cứ lúc nào. Khi hiện tượng này xảy ra bạn có thể kiểm tra và thay thế bằng cầu chì mới có cùng định mức cường độ dòng điện để đảm bảo an toàn.
Khi nhìn vào cầu chì bằng mắt thường bạn có thể nhận biết được nó có bị cháy hay không. Tuy nhiên, có một số loại cầu chì cần phải kiểm tra nguồn điện bằng đèn thử trên từng cái mới biết chính xác được.
Tốt nhất là kiểm tra thường xuyên, định kỳ và thay thế kịp thời khi cầu chì bị hỏng. Lưu ý lựa chọn loại cầu chì thích hợp nếu không hệ thống điện trên ô tô có thể bị hỏng bất cứ lúc nào. Đặc biệt không sử dụng những cầu chì không đúng chỉ số dòng điện và không dùng dây điện để nối tắt.
Cháy cầu chì xe ô tô hay cầu chì bị đứt là kết quả của việc xe hoạt động quá tải. Vậy phải xử lý như thế nào khi hộp cầu chì bị đứt đột ngột?
Các thiết bị trên ô tô hoạt động cùng 1 lúc trong khoảng thời gian dài rất dễ làm hệ thống điện bị quá tải. Lúc này cầu chì sẽ tự động ngắt mạch điện tránh hư hỏng các thiết bị điện trên ô tô như còi, đèn chiếu sáng, loa, màn hình trung tâm...
Cách xử lý nhanh nhất khi cầu chì bị đứt là tự thực hiện thay cầu chì. Đầu tiên lật nắp capo phía trước lên. Tiếp theo tìm vị trí lắp đặt hệ thống cầu chì trên xe ô tô. Không phải ai cũng biết hộp cầu chì trông như thế nào. Thông thường hộp cầu chì sẽ được đặt dưới nắp capo, bên phải vô lăng, ngay dưới bảng taplo. Khi đã tìm được hộp cầu chì bạn sẽ thấy sơ đồ bố trí của nó. Hãy quan sát thật kỹ phần lõi cầu chì. Nếu lõi nào bị nung chảy thì cầu chì đó đã bị cháy. Tiến hành thay thế cầu chì vị trí đó để hệ thống hoạt động trở lại.
2. Hệ thống cầu chì trên xe ô tô hoạt động như thế nào?
Khi cường độ dòng điện trong hệ thống điện tăng cao, gây quá tải sẽ làm nhiệt độ của cầu chì lên cao. Kim loại bên trong hệ thống cầu chì trên xe ô tô thường có nhiệt độ nóng chảy thấp nên hệ thống quá tải sẽ làm cầu chì bị đứt. Nhờ vậy mà cường độ dòng điện lớn không đi vào thiết bị điện gây hư hỏng hoặc chập điện cháy nổ. Để có tác dụng bảo vệ nhiệt độ nóng chảy của kim loại trong cầu chì phải thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của dây dẫn điện.
Hệ thống điện hoạt động bình thường: Một dòng điện định mức chạy qua cầu chì với nhiệt lượng thấp không làm kim loại bên trong nó nóng lên. Nhiệt lượng ổn định cân bằng trong hệ thống điện nên không gây phá hỏng bất kỳ phần tử nào của cầu chì.
Khi có sự cố ngắn mạch, quá tải: cường độ dòng điện đi qua cầu chì lớn hơn dòng điện định mức nên nhiệt lượng sinh ra cũng cao hơn. Sự cân bằng nhiệt trên cầu chì bị phá hủy. Điều này làm các phần tử của kim loại trong cầu chì bị nóng chảy, bị đứt làm hở mạch hai đầu cầu chì.
II. Cầu chì xe ô tô có công dụng gì?
Công dụng của cầu chì là bảo vệ các chi tiết sử dụng điện trên ô tô trong trường hợp quá tải hoặc bị ngắn mạch. Khi dòng điện đột ngột bị quá tải, cầu chì xe ô tô sẽ tự động ngắt để tránh hư hỏng thiết bị hay phát tia lửa gây cháy nổ. Nếu đèn chiếu sáng, hệ thống âm thanh, radio, còi xe không hoạt động, chủ xe phải kiểm tra ngay lập tức.
III. Giải mã thông số trên bảng cầu chì xe ô tô
Mỗi hãng ô tô đều có thiết kế bản mạch và cầu chì khác nhau, thậm chí ký hiệu viết tắt cũng không giống nhau. Tuy nhiên, nhà sản xuất đều đính kèm theo hướng dẫn sử dụng cho kỹ sư sửa chữa.
Các ký hiệu trên bảng cầu chì xe ô tô là cụm từ viết tắt theo tên gọi tiếng anh chuyên ngành của các bộ phận và chi tiết nó bảo vệ trên xe. Giữa các hãng xe cũng có sự khác biệt về ký hiệu và tên gọi. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu thêm hướng dẫn sử dụng xe hoặc tìm kiếm trên internet.
HEAD (LOW): Cầu chì đèn cos hay đèn chiếu gần
HEAD (HIGHT): Cầu chì đèn pha hay đèn chiếu xa
FOG LAMP: Cầu chì cho đèn sương mù
TAIL (INT): Cầu chì cho đèn hậu bên trong
TAIL (EXT): Cầu chì cho đèn hậu bên ngoài
STOP: Cầu chì cho đèn phanh
HAZARD: Cầu chì cho đèn khẩn cấp
METER: Cầu chì cho đèn đồng hồ taplo
TURN: Cầu chì cho đèn báo rẽ
DOME: Cầu chì cho đèn trần
HORN: Cầu chì còi xe
HEATER: Cầu chì cho hệ thống sưởi – quạt gió
A/CON: Cầu chì hệ thống điều hòa xe - máy lạnh
D/LOCK: Cầu chì cho khóa cửa
P/WINDOW: Cầu chì cho cửa kính điện
RR DEF: Cầu chì sấy kính sau
CIGAR: Cầu chì đầu tẩu trong khoang cabin
WIPER: Cầu chì cho cần gạt mưa
ENGINE: Cầu chì cho hệ thống điện điều khiển động cơ
SUB Start: Cầu chì bộ phận đề xe
MEMORY: Cầu chì bộ nhớ
AIR SUS: Cầu chì hệ thống treo
RAD: Cầu chì của quạt két nước
ALT: Cầu chì của máy phát điện
FITER: Cầu chì của tụ lọc
TOWING: Cầu chì rơ mooc
SPARE: Dự phòng
FUSE PULER: Kẹp rút cầu chì khi thay thế
Với cách kiểm tra cầu chì xe ô tô cũng như cơ chế hoạt động, công dụng của cầu chì trên, KATA hy vọng bạn đọc nắm được kiến thức cơ bản. Từ đó có thể áp dụng vào các trưởng hợp thực tế, giúp ích cho ô tô của mình trong những tình huống bất ngờ.
Tìm Hiểu Về Dầu Bôi Trơn Và Tại Sao Phải Thay Dầu Bôi Trơn Định Kỳ?