Cách Kiểm Tra Cảm Biến Trục Khuỷu Và Các Cảm Biến Khác Chính Xác Nhất
Bất kỳ máy móc thiết bị nào cũng cần được kiểm tra bảo dưỡng sau một thời gian sử dụng. Cảm biến trục khuỷu trên ô tô cũng không phải ngoại lệ. Nếu cảm biến trục khuỷu sử dụng lâu ngày không được kiểm tra sẽ rất dễ bị xuống cấp và hư hỏng. Điều này có thể khiến cho việc khởi động ô tô trở nên khó khăn, máy rung, tăng tốc khó, tốc độ không đều và tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài có thể làm hủy hoại động cơ.
Tuy nhiên để bảo dưỡng bộ phận này tốt bạn cần biết được cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu đúng kỹ thuật. Vậy khi nào cần kiểm tra cảm biến trục khuỷu, kiểm tra như thế nào và biện pháp khắc phục ra sao? Cùng KATA tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau đây!
Tuy nhiên để bảo dưỡng bộ phận này tốt bạn cần biết được cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu đúng kỹ thuật. Vậy khi nào cần kiểm tra cảm biến trục khuỷu, kiểm tra như thế nào và biện pháp khắc phục ra sao? Cùng KATA tìm hiểu sâu hơn trong bài viết sau đây!
Cảm biến trục khuỷu xe hơi
1. Cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu trên ô tô
Thông thường, kiểm tra cảm biến trục khuỷu trên ô tô định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất sẽ tốt nhất cho xế yêu của bạn. Ngoài ra, cũng có một số dấu hiệu nhận biết trục khuỷu đang gặp vấn đề như:
-
Ô tô gặp vấn đề về tốc độ, xe tăng tốc chậm hoặc không đều do cảm biến báo đến ECU không còn chính xác nữa.
-
Nếu động cơ bị rung giật cũng là một dấu hiệu nên kiểm tra cảm biến trục khuỷu bởi thời điểm đánh lửa không chính xác dẫn đến một hoặc nhiều xi lanh bị mất lửa.
-
Xe tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn bình thường, không nổ máy, đèn check engine báo sáng khi có các vấn đề liên quan đến hỏng hóc cảm biến trục khuỷu.
Cảm biến bị hỏng sẽ không thể báo lỗi của xe về hệ thống điều khiển
Cảm biến trục khuỷu hiện nay có hai loại: cảm biến từ và cảm biến hall. Với mỗi loại, cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu như sau:
1.1. Đối với cảm biến từ:
Đầu tiên bạn nên kiểm tra điện trở của cuộn dây. Sau đó, bạn thử kiểm tra khe hở đầu cảm biến tới vành tạo xung. Ở loại trong denco sẽ có kẽ hở trong khoảng từ 0.3 – 0.5 mm. Còn đối với loại CB bắt đầu Puly hay đuôi bánh đà sẽ có kẽ hở trong khoảng từ 0.5 – 1.5 mm. Cuối cùng, hãy kiểm tra xung tín hiệu đầu ra của cảm biến.
Để biết được cảm biến trục khuỷu còn hoạt động tốt hay không bạn hãy so sánh thông số kỹ thuật của hãng xe để kiểm tra cảm biến trục khuỷu kỹ nhất.
1.2. Đối với cảm biến hall
Trước tiên hãy bật chìa khóa sang nút ON. Tiếp theo hãy sử dụng đồng hồ oscilloscope để đo chân Signal khi đề máy, tín hiệu tương tự như trong phần thông số kỹ thuật (chân dương 12V, signal 5V và mát 0V). Và cuối cùng hãy phân tích tín hiệu cảm biến trục khuỷu bằng phương pháp phân tích dữ liệu Engine Speed.
Nếu trong quá trình kiểm tra cảm biến trục khuỷu nó chết sẽ có một số biểu hiện như: động cơ khó khởi động, trên bảng taplo, đồng hồ vòng tua không báo, điện trở của 2 chân lúc nguội sẽ báo từ 900 – 1600 và lúc nóng từ 1200 – 1900.
Để khắc phục được tình trạng hư hỏng cảm biến trục khuỷu chủ xe nên kiểm tra thường xuyên theo định kỳ và lựa chọn những đơn vị uy tín kiểm tra đúng kỹ thuật.
Đưa xe đến gara nếu không thể tự kiểm tra lỗi cảm biến
2. Kiểm tra các loại cảm biến trên ô tô như thế nào?
Các loại cảm biến chính trên ô tô gồm: cảm biến vị trí trục cam, cảm biến oxy, cảm biến siêu âm, cảm biến lưu lượng khí nạp, v.v. Các ký hiệu các cảm biến trên ô tô và cách nhận biết của từng loại đều có những đặc trưng riêng. Bạn muốn học cách kiểm tra hoặc nhận biết các loại cảm biến này có thể tìm hiểu cụ thể - chính xác hơn trong bài viết này.
2.1. Nhận biết các loại cảm biến trên ô tô
Cảm biến vị trí trục cam thực hiện chức năng xác định vị trí trục cam và mang thông tin đến cho trung tâm ECU để tính toán thời điểm phun nhiên liệu hợp lý nhất. Cảm biến này thường nằm ở đỉnh xy lanh hoặc ở nắp hộp chứa trục cam. Ký hiệu của cảm biến vị trí trục cam là CPS. Phát hiện cảm biến vị trí trục cam bị lỗi dựa vào đèn Check Engine, tốc độ di chuyển,...
Vị trí các loại cảm biến trên ô tô
Cảm biến oxy: đóng vai trò đo lượng oxy dư trong khí thải động cơ và truyền tín hiệu về ECU để điều chỉnh tỉ lệ không khí và nhiên liệu cho phù hợp. Cảm biến oxy kí hiệu là OS được gắn trên đường thoát khí cháy của động cơ, phía trước và nằm sau bầu catalytic. Cách kiểm tra cảm biến oxy khá đơn giản, nếu có dấu hiệu bất thường như xe chạy tỏa nhiều khói, tốn nhiên liệu bất thường hoặc đèn check engine sáng thì nên tiến hành kiểm tra ngay.
Cảm biến lưu lượng khí nạp kí hiệu là MAF. Cảm biến này có tác dụng đo khối lượng khí nạp vào động cơ. Sau đó nó sẽ truyền tín hiệu cho ECU để điều chỉnh mức phun nhiên liệu nhằm đạt tỉ lệ thích hợp nhất. Cảm biến lưu lượng khí nạp thông thường được gắn trên cổ hút.
Ký hiệu các cảm biến trên oto
Cảm biến siêu âm trên ô tô là loại cảm biến phát ra sóng radio hoặc sóng siêu âm có tác dụng cảnh báo người dùng có vật cản, hạn chế được các va chạm – tai nạn giao thông không mong muốn. Cảm biến siêu âm có rất nhiều loại và được đặt ở cản sau hoặc cản trước ô tô nhằm truyền tín hiệu chính xác đến cho người dùng.
2.2. Cách đo các cảm biến trên ô tô
- Đối với cảm biến oxy
Bạn có thể sử dụng volt kế để kiểm tra nhằm đảm bảo độ chính xác. Khởi động động cơ và kiểm tra tín hiệu điện áp của cảm biến, giá trị điện áp này dao động từ 0.1 – 0.9V là bình thường.
Volt kế đo cảm biến trên ô tô
Nếu điện áp nằm ngoài khoảng giá trị này thì có thể cảm biến đã bị hỏng. Để xác định tình trạng hư hỏng thì có thể áp dụng các bước kiểm tra tiếp theo như kiểm tra tín hiệu ra của cảm biến khi hỗn hợp nghèo, kiểm tra tín hiệu ra của cảm biến khi hỗn hợp giàu.
- Cảm biến vị trí trục cam
Đối với cảm biến vị trí trục cam, bạn có thể tiến hành đo điện trở giữa:
- Chân GE2 + trên ECM và chân GE2 + trên đầu dây nối
- Chân NE + trên ECM và chân NE + trên đầu dây nối.
Giá trị điện trở đo được ở cả hai trường hợp đều phải nhỏ hơn 1.
Đo điện trở giữa chân GE2 + trên ECM và trên đầu dây nối với mát giữa chân NE + trên ECM và trên đầu dây nối với mát. Giá trị điện trở đo được cả hai trường hợp đều > 10. Nếu giá trị điện trở đo được không đúng quy định thì thay ECM mới.
Dụng cụ đo điện trở cảm biến
- Gợi ý cách kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp:
Đầu tiên, mở nắp capo và xác định vị trí của cảm biến lưu lượng khí nạp. Sau đó xác định vị trí giắc cắm trên cảm biến, các dây nguồn, dây mass và dây tín hiệu. Sử dụng volt kế để đo điện áp, điện áp nằm trong khoảng từ 10 – 13V là phù hợp.
Kiểm tra thông mạch cảm biến lưu lượng khí nạp bằng đồng hồ điện trở. Đồng hồ nên chỉ mức 0 hoặc gần 0 nếu điện trở lớn thì có thể hư hỏng bên trong cảm biến.
Trên ô tô, cảm biến có rất nhiều loại và thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Do đó, người tiêu dùng cần có kiến thức cơ bản về các cách kiểm tra để phát hiện nhanh chóng tình trạng bất thường hay hư hỏng trên các loại cảm biến. Cảm biến trục khuỷu là một trong những cảm biến quan trọng nhất trong việc vận hành của động cơ. Nếu thiếu đi cảm biến này động cơ không thể hoạt động bình thường và tốc độ xe không ổn định. Chủ xe nên chủ động kiểm tra cảm biến trục khuỷu định kỳ không nên đợi đến khi có dấu hiệu hư hỏng mới kiểm tra. Cách kiểm tra cảm biến trục khuỷu, cảm biến oxy, cảm biến lưu lượng khí nạp…đều khá đơn giản. Vì thế, chủ xe có thể tự kiểm tra được nếu nắm rõ các bước và có kiến thức cơ bản về kỹ thuật.
Các tin khác
BMW 520i Luxury Line 2024 là một kiệt tác của dòng sedan hạng sang, chinh phục mọi ánh nhìn bởi thiết ...
Bảo hiểm thân vỏ là một công cụ tài chính hữu ích, giúp chủ xe an tâm hơn khi tham gia ...
Trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại, an toàn luôn là yếu tố hàng đầu được quan tâm. Một trong ...
Hiện nay, bảo hiểm ô tô 2 chiều được nhiều chủ xe chọn mua với mục đích đảm bảo an toàn ...
Trong cuộc sống hiện đại, ô tô đã trở thành phương tiện di chuyển quen thuộc của nhiều người. Để đảm ...
Xe điện 2 chỗ đang trở thành một xu hướng phổ biến đối với người dùng hiện nay bởi kích cỡ ...
Hiện nay, những mẫu xe ô tô điện 7 chỗ dần trở thành xu hướng trên thị trường Việt Nam và ...
Lexus ES 300H 2024 là một mẫu xe sở hữu ngoại hình tuyệt đẹp và ấn tượng bởi động cơ Hybrid ...