Xử Lý Điều Hòa Ô Tô Có Mùi Hôi

Theo thời gian dài và tác động của nhiều yếu tố khác nhau thì điều hòa ô tô có mùi hôi sẽ gây khó chịu và bất tiện cho người sử dụng.
 

Hệ thống điều hòa là một trong những bộ phận rất quan trọng trên xe ô tô, giúp hỗ trợ lưu thông không khí và bảo đảm oxy cần thiết cho người ngồi trong xe khi đang di chuyển… Tuy nhiên, theo thời gian dài và tác động của nhiều yếu tố khác nhau thì điều hòa ô tô có mùi hôi sẽ gây khó chịu và bất tiện cho người sử dụng. Đối với những dòng xe cũ thì tình trạng này sẽ diễn ra càng nặng hơn. Do đó, các chủ xe cần phải nắm rõ những nguyên nhân khiến điều hòa gặp vấn đề về mùi hôi và cách xử lý hiệu quả, triệt để. Không những vậy, cách bảo dưỡng và phòng tránh mùi hôi cho xe cũng là những điều đáng lưu tâm. Đừng bỏ qua bài viết này nếu không muốn bị bối rối khi gặp phải tình trạng này nhé!!!  

Điều hòa ô tô có mùi hôi

I. Nguyên nhân và cách xử lý điều hòa ô tô có mùi hôi

Khi điều hòa ô tô gặp tình trạng mùi hôi khó chịu, chủ xe cần phải tìm ra nguyên nhân và cách xử lý một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, để đảm bảo sức khỏe cũng như trải nghiệm trên chuyến đi của hành khách trên xe. Thông thường, có khá ít chủ xe để ý đến những vấn đề như thế này, nhưng để chiếc xe của bạn luôn trong trạng thái tốt nhất thì bạn nên theo dõi những thông tin, lời khuyên sau để giải quyết tình trạng mùi hôi trên xe:

 

Nguyên nhân và cách xử lý điều hòa ô tô có mùi hôi

1. Nguyên nhân điều hòa có mùi hôi

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hệ thống điều hoà trên xe ô tô gặp phải mùi hôi khó chịu, gây ảnh hưởng tới người ngồi trên xe, có thể kể tới vài lý do chính, ví dụ như:

 
  • Hệ thống dàn lạnh, đường ống điều hòa bị mốc ẩm

Nếu khi bạn vừa bước vào xe, bật điều hoà lên mà thấy có mùi hôi hay chua… thì có thể hệ thống dàn lạnh hoặc đường ống của điều hoà trên xe đã bị tình trạng ẩm mốc. Sau khi tắt máy, xe đóng kín cửa, nhiệt độ trong xe tăng cao, trong khi đó điều hoà chưa kịp khô nên lại bị tụ ẩm. Thời gian lâu dài sẽ phát sinh nấm mốc, gây mùi khó chịu. Đây cũng là lý do mà các chuyên gia khuyên rằng trước khi tắt máy xe hãy tắt hệ thống điều hoà và để chế độ quạt gió tầm khoảng 2 – 3 phút để ngăn tình trạng này.

 

Nguyên nhân điều hòa có mùi hôi

 
  • Hộp quạt gió/khoang máy trên xe có xác động vật

Trường hợp này xảy ra thường do phần hộp quạt gió hoặc khoang máy xe có xác động vật như chuột, thằn lằn, gián… bị mắc kẹt bên trong. Khi điều hoà xe hoạt động sẽ bị nhiễm mùi xác thối, hôi nồng rất khó chịu. Ngoài ra, điều hoà ô tô có mùi hôi cũng có thể do phần hộp quạt gió bị dính nước tiểu của động vật.

 
  • Bộ phận lọc gió bị bẩn

Theo nguyên lý, phần hút gió ở bên trong điều hoà sẽ lấy không khí từ bên ngoài vào. Sau đó, lượng không khí này sẽ đi qua một cái lọc gió để lọc sạch đi bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, thậm chí cả lá cây. Chính vì đảm nhận vai trò lọc bụi bẩn như vậy, cho nên chỉ sau một thời gian ngắn, lọc gió điều hoà của chiếc xe sẽ bị bám bẩn rất nhiều, gây ra mùi hôi.

 
  • Khoang động cơ có trục trặc

Điều hoà ô tô nếu bị mùi khét thì rất có khả năng xuất phát từ khoang động cơ. Một số những chi tiết trong hệ thống vận hành xe nếu bị trục trặc cũng dễ ảnh hưởng tới hệ thống điều hoà xe.

  mùi hôi từ ô tô

2. Cách xử lý điều hòa ô tô có mùi hôi

Sau khi đã tìm được nguyên nhân điều hoà ô tô có mùi hôi, tùy theo từng trường hợp mà chủ xe nên có những cách xử lý khác nhau. Dưới đây là một vài hướng dẫn xử lý đơn giản, hiệu quả mà bạn nên lưu ý:

 
  • Tự vệ sinh điều hoà tại nhà:

Nếu hệ thống điều hoà trên ô tô bị mùi do gặp phải ẩm mốc, bụi bẩn bên trong thì chủ xe nên chủ động vệ sinh điều hoà ô tô. Cách khử mùi khá đơn giản nếu trong trường hợp xe chỉ bị ẩm mốc nhẹ. Do đó, chủ xe hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà bằng cách: mua chai xịt vệ sinh dành cho ô tô chuyên dụng hoặc tự pha giấm trắng cùng với nước để tạo thành dung dịch vệ sinh điều hoà xe rất hiệu quả.

 
  • Vệ sinh điều hoà tại gara:

Nếu gặp trường hợp phần dàn lạnh và đường ống đã bị ẩm mốc nặng hoặc hộp quạt gió bị kẹt xác động vật hay bị nhiễm nước tiểu động vật… thì chủ xe nên đưa xe đến các gara để người có chuyên môn kiểm tra và xử lý triệt để. Ở đấy, họ có những quy trình khử mùi vệ sinh riêng cho toàn bộ hệ thống điều hoà bao gồm: quạt gió, dàn lạnh, dàn nóng, hệ thống đường ống,… cực kỳ chuyên nghiệp.

 
  • Thay lọc gió điều hoà:

Nếu thấy phần lọc gió điều hoà quá bẩn mặc dù vẫn chưa đến thời hạn thay lọc gió, thì chủ xe cũng nên chủ động thay cái mới để giúp hạn chế việc điều hoà ô tô có mùi hôi, cũng như giúp hệ thống điều hoà có thể hoạt động tốt hơn.

 
  • Vệ sinh nội thất xe:

Hệ thống điều hoà ô tô bị ám mùi cũng có thể do khoang nội thất xe bị ẩm mốc. Do đó, để khử mùi hôi triệt thì các chủ xe cũng phải thường xuyên vệ sinh nội thất xe. Hiện nay, trên thị trường có bày bán rất nhiều loại bình xịt vệ sinh nội thất xe chuyên dụng, rất tiện lợi. Chủ xe có thể mua về và tự vệ sinh nội thất xe tại nhà để đảm bảo sạch sẽ.

Vệ sinh nội thất xe

II. Phòng tránh ô tô có mùi hôi như thế nào?

Để phòng tránh tình trạng điều hoà ô tô có mùi hôi thì người dùng nên sử dụng điều hoà ô tô đúng cách. Đầu tiên, cần tập thói quen tắt máy lạnh, đồng thời bật chế độ quạt gió từ khoảng 2 – 3 phút trước khi tắt động cơ xe. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng điều hoà bị tụ ẩm. Bên cạnh đó, chủ xe nên thay bộ phận lọc gió và vệ sinh điều hòa theo định kỳ đúng hạn. Ngoài ra, việc hạn chế hút thuốc hay dùng thức ăn, đồ uống nặng mùi bên trong xe cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu.

 

Bên cạnh đó, người lái xe cần chú ý chọn chế độ gió phù hợp cho xe. Khi vừa lên xe, nếu xe đóng kín cửa trong thời gian dài nên chọn mức điều hoà lấy gió ngoài để giúp cho không khí trong xe được thông thoáng hơn. Còn nếu đi qua khu vực nhiều khói bụi ô nhiễm, nặng mùi hôi thì nên chọn chế độ lấy gió bên trong. Tài xế không nên sử dụng những loại nước hoa ô tô hay sáp thơm khử mùi rẻ tiền, trôi nổi và không rõ nguồn gốc xuất xứ. Bởi vì những loại này không chỉ không có tác dụng khử mùi hiệu quả mà còn dễ làm cho chiếc xe bị mùi nặng hơn, đồng thời cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người ngồi trên xe. Thay vào đó, chủ xe có thể thanh lọc không khí, khử mùi ô tô bằng loại tinh dầu ô tô được chiết xuất tự nhiên hay sử dụng những loại máy khử mùi dành cho ô tô chuyên dụng.

Phòng tránh ô tô có mùi hôi  

III. Cách bảo dưỡng điều hòa ô tô

Có một số hướng dẫn bảo dưỡng điều hòa ô tô cần thiết mà những chủ xe nên biết và nắm rõ để có thể xử lý khi điều hòa ô tô có mùi hôi.

Thời gian bảo dưỡng điều hòa

Theo thông tin mà những nhà sản xuất ô tô khuyến cáo, chủ xe nên tiến hành bảo dưỡng hệ thống điều hoà ô tô theo định kỳ mỗi năm hoặc sau mỗi khoảng 20.000 – 30.000 km di chuyển. Việc bảo hành định kỳ sẽ giúp cho hệ thống điều hoà xe được vận hành trơn tru, êm ái, hiệu quả và tiết kiệm hơn rất nhiều, kéo dài tuổi thọ các chi tiết, đồng thời hạn chế được những trục trặc không đáng có.

 

Cách bảo dưỡng điều hòa ô tô

Quy trình xử lý điều hòa ô tô

Các bước quy trình để bảo dưỡng hệ thống điều hòa xe hơi bao gồm những hạng mục sau:

 
  • Lọc gió điều hoà: Nên kiểm tra và vệ sinh phần lọc gió điều hoà sau mỗi khoảng 5.000 – 10.000 km vận hành. Nên thay thế lọc gió sau mỗi khoảng 20.000 – 30.000 km vận hành.
  • Quạt dàn lạnh: Phần này dễ bị bẩn sau thời gian dài sử dụng. Nên kiểm tra và bảo dưỡng kỹ lưỡng quạt dàn lạnh sau mỗi khoảng 20.000 km vận hành.
  • Dàn lạnh: Nên kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh sạch sẽ dàn lạnh sau mỗi 20.000 km để hạn chế việc điều hòa ô tô có mùi hôi. Ngày nay, việc kiểm tra, vệ sinh và bảo dưỡng dàn lạnh không cần phải tháo mở phức tạp như trước mà có thể sử dụng phương pháp nội soi, cực kỳ tiện lợi.
 Quy trình xử lý điều hòa ô tô
 
  • Dầu: Dầu nên phải được kiểm tra sau mỗi khoảng 40.000 – 50.000 km vận hành và thay thế mới sau 100.000 km vận hành.
  • Gas lạnh: Gas điều hoà nên được kiểm tra sau mỗi khoảng 30.000 – 40.000 km vận hành và thay thế mới sau 100.000 km vận hành.
  • Hệ thống đường ống dẫn: Hệ thống đường ống dẫn nên được kiểm tra, bảo dưỡng sau khoảng 30.000 – 40.000 km vận hành.
  • Dàn nóng: Dàn nóng cũng nên được kiểm tra, bảo dưỡng và vệ sinh sau mỗi khoảng 20.000 km vận hành.
 

Ngoài ra, đại lý xe còn cung cấp những hạng mục kiểm tra và bảo dưỡng các bộ phận khác như lốc điều hòa, rơ-le nhiệt hay dây curoa,...Các chủ xe có thể tùy theo nhu cầu và khả năng để yêu cầu bảo dưỡng cho phù hợp.

  Thời gian bảo dưỡng điều hòa
 

Tổng kết lại, nếu chiếc xe của bạn xảy ra tình trạng điều hòa ô tô có mùi hôi lạ khó chịu mà bối rối, không biết phải giải quyết như thế nào thì đây chính là những bí kíp dành cho bạn. Hãy tìm hiểu và nắm rõ những nguyên nhân gây ra mùi hôi cho chiếc xe của bạn và đi tìm cách xử lý nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả nhất. Qua đó, thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng xe, đặc biệt hệ thống điều hòa theo định kỳ. Hy vọng bạn sẽ có thêm kiến thức sau khi đọc bài viết hữu ích này.

Bài tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. KATAVINA KHÔNG KINH DOANH sản phẩm/dịch vụ trên.

Các tin khác

Mercedes E300 sở hữu lợi thế về giá cả so với các đối thủ cùng phân khúc khi dòng xe này ...
Kia Sportage 2023 được nâng cấp mạnh mẽ, cực kì ấn tượng. Tuy nhiên, giá bán của xe vẫn cao hơn ...
Hyundai Santafe 2024 là một mẫu xe tiện nghi, hiện đại, gần như không có điểm trừ nào. Đây trở thành ...
Biển báo giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và trật tự giao ...
Trên thị trường ô tô hiện nay, Mitsubishi Xpander không chỉ là một cái tên quen thuộc mà còn được đánh ...
Mercedes E200 sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về thiết kế và công nghệ khiến cho nhiều người mong muốn ...
Honda Brio giới thiệu tới khách hàng Việt Nam qua triển lãm VMS 2018 nhưng phải đến năm 2019 Honda Brio ...
Theo quan điểm của người Việt, biển số xe đẹp sẽ mang lại nhiều may mắn, thu hút tài lộc cho ...
Yêu cầu tư vấn