Xác Định Vị Trí Chân Ga Ô Tô Số Sàn, Cách Sử Dụng Và Phân Biệt

Ở khu vực ghế lái trên xe số sàn sẽ được bố trí 3 bàn đạp có chức năng khác nhau. Vậy đâu là vị trí chân ga ô tô số sàn, chân ga có tác dụng gì và cách xử lý khi chân ga bị kẹt như thế nào? Bài viết hôm nay, KATA sẽ hướng dẫn bạn phân biệt vị trí chân ga ô tô số sàn, cách sử dụng và phân biệt với những vị trí bàn đạp khác.
 

Phân biệt vị trí 3 bàn đạp trên xe số sàn

Phân biệt vị trí 3 bàn đạp trên xe số sàn

Xác định vị trí chân ga ô tô số sàn, phân biệt với chân phanh và chân côn

Sự khác biệt giữa các vị trí bàn đạp trên xe số sàn không chỉ ở chức năng mà còn cả thiết kế và vị trí hiển thị trên bảng điều khiển. Tính từ trái sang vị trí chân ga ô tô số sàn nằm ở cuối cùng.

  • Chân côn ở vị trí đầu tiên bên trái, có chức năng điều khiển sự kết nối giữa hộp số và động cơ.

  • Chân thắng (phanh) ở giữa (chân phanh thường nằm cao hơn và chỉ ngang mặt chân ga khi đạp gần hết trình). Bàn đạp này có chức năng điều khiển hệ thống phanh của xe với chức năng giảm tốc độ.

  • Chân ga bên phải (chân ga nằm bên cạnh chân phanh). Bàn đạp ga có chức năng tăng tốc.

Người điều khiển xe số sàn sẽ dùng chân trái để nhấn côn và chân phải sẽ điều khiển cả thắng (phanh) và ga.
 

Vị trí chân ga ô tô số sàn

Vị trí chân ga ô tô số sàn
 

Tại sao nên phân biệt vị trí chân ga ô tô số sàn với chân phanh, côn?

Những vị trí bàn đạp trên xe ô tô số sàn sẽ đảm nhận chức năng khác nhau. Việc phân biệt và sử dụng đúng cách các bàn đạp sẽ giúp bạn lái xe an toàn hơn:

  • An toàn lái xe: Phải luôn phân biệt rõ ràng các chức năng và vị trí của từng bàn đạp ga, côn phanh để duy trì sự kiểm soát ổn định trong quá trình lái xe. Tránh gặp rủi ro khi đạp nhầm chân ga, phanh và côn.
  • Giảm nguy cơ xảy ra tai nạn bất ngờ:  Sử dụng đúng các bàn đạp đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp để tránh rủi ro xảy ra tai nạn. Đã có rất nhiều trường hợp do luống cuống mất kiểm soát mà đạp nhầm chân ga để xảy ra tai nạn đáng tiếc.
  • Kiểm soát hành trình chủ động: Phân biệt rõ ràng vị trí chân ga ô tô số sàn với chân phanh và côn sẽ giúp bạn điều khiến xe linh hoạt và chính xác hơn, khởi động xe mựt mà dừng đỗ xe đúng lúc.
  • Tiết kiệm nhiên liệu: Sử dụng đúng chức năng của từng bàn đạp giúp tối ưu hóa việc tiêu hao nhiên liệu và giảm việc bị mài mòn hệ thống phanh không cần thiết. 
 

Hãy luôn ghi nhớ vị trí bàn đạp trên ô tô để đảm bảo an toàn lái

Hãy luôn ghi nhớ vị trí bàn đạp trên ô tô để đảm bảo an toàn lái
 

Cách sử dụng chân ga, chân phanh

Sau khi phân biệt được vị trí của chân ga ô tô số sàn thì việc không thể bỏ qua đó là sử dụng đúng cách bàn đạp này. Sử dụng chân ga đúng cách như thế nào? Phân biệt cách dùng với chân phanh và chân côn ra sao? Theo dõi ngay thông tin này:

Dùng chân phải đạp ga

Bạn nên tập thói quen đặt gót chân phải xuống sàn xe và đặt thẳng với vị trí bàn đạp thắng, chỉ sử dụng phần gan bàn chân để di chuyển qua lại giữa chân phanh và ga. Đây là động tác giữ cho việc xử lý tốc độ khi lái xe an toàn hơn. Mọi người có thể thuận tiện và nhanh chóng xử lý tình huống bất ngờ.

Để tránh việc đạp nhầm vị trí chân ga số sàn bạn hãy tập thói quen “rời chân ga, rà chân thắng”. Tức là khi nhấc chân khỏi bàn đạp ga thì bạn hãy đặt ngay lên bàn đạp phanh, tạo ra một phản xạ tự nhiên để giảm thiểu nguy cơ đạp nhầm ga thay vì phanh.
 

Chân phải sẽ đảm nhận việc đạp ga và phanh

Chân phải sẽ đảm nhận việc đạp ga và phanh

Tập trung và cẩn thận khi dùng chân ga 

Chân ga và chân phanh nằm ở gần nhau nên mọi người có thể đạp nhầm, thực tế đã cho thấy không ít vụ tai nạn do đạp nhầm chân ga và chân phanh. Vì vậy, mọi người nên tập trung cao độ khi lái xe, đặc biệt là khi lùi đỗ và di chuyển trong những địa hình hẹp. Không nên sử dụng điện thoại hoặc ăn huống trong quá trình lái xe tránh bị xao nhãng, mất tập trung.

Lựa chọn trang phục thoải mái khi lái xe

Khi bạn phải lái xe ô tô hãy luôn lưu ý đến trang phục, đặc biệt là giày dép để tránh tình trạng trơn trượt hoặc gây vướng víu trong quá trình lái xe cũng như trong lúc xử lý tình hình khẩn cấp. 

  • Phụ nữ không nên sử dụng giày cao gót khi lái xe, bởi vị trí tiếp xúc giữa giày và chân ga rất bé có thể khiến việc điều khiển trở nên khó khăn. 

  • Mọi người cũng không nên dùng dép lê bởi vì có thể gây trơn trượt khỏi bàn đạp ga hoặc phanh. 

  • Không nên sử dụng chân trần vì có thể gây  đau mỏi khi phải điều khiển xe trong thời gian dài. 

Mọi người nên đi giày khi lái xe, với đế mỏng bẳng để có thể dễ dàng thao tác và cảm nhận chân thực khi đạp ga. 
 

Không nên đeo giày cao gót khi lái xe

Không nên đeo giày cao gót khi lái xe
 

Chân ga kẹt phải xử lý thế nào?

Việc xác định đúng vị trí chân ga ô tô số sàn giúp mọi người có thể dễ dàng điều khiển xe. Nhưng nếu gặp tình trạng bị kẹt chân ga thì phải xử lý thế nào?

  • Bình tĩnh: Trước tiên bạn cần phải bình tĩnh để kịp xử lý tình huống, khi phát hiện ra chân ga bị kẹt.

  • Đừng tắt máy xe: Bạn không nên hoảng loạn mà tắt máy xe, vì điều này sẽ khiến xe mất đi hệ thống trợ lực và dẫn đến mất kiểm soát hoàn toàn.

  • Sang số N và đạp rà phanh: Nếu chân phanh vẫn đang hoạt động bình thường, hãy chuyển sang số N để ngắt bộ truyền động cũng như đạp rà chân phanh để có thể dừng xe an toàn, không đạp quá sâu tránh mất tình trạng mất kiểm soát.

  • Gọi cứu hộ: Nếu xe dừng lại bạn nên nhanh chóng gọi cứu hộ đến để kiểm tra, không nên khởi động xe.
     

Luôn kiểm soát ga và phanh dù lùi xe hay khởi động

Luôn kiểm soát ga và phanh dù lùi xe hay khởi động
 

Hướng dẫn cách dừng xe số sàn an toàn nhất

Dưới đây  là những bước cơ bản, đúng kỹ thuật  để bạn có thể dừng đỗ xe an toàn:

Bước 1: Đạp chân phanh từ từ để giảm dần tốc độ.

Bước 2: Dùng chân trái đạp côn khi xe chuẩn bị dừng để tránh tình trạng xe bị giật và tắt máy đột ngột.

Bước 3: Sau khi xe dừng hẳn hãy sang số N rồi kéo phanh và tắt máy xe.

Tại Việt Nam, địa hình thường là đồi núi,mọi người có thể áp dụng những phương pháp sau để dừng đỗ xe trong những tình huống và địa hình phù hợp.

Đỗ xe hướng lên dốc ở đoạn đường có vỉa hè 

Người lái xe nên dừng xe cách lề đường khoảng 20-30 cm. đánh tay lái sang bên trái và lùi xe chậm về sau để bánh xe trước bên phải chèn vào vỉa hè. Sau đó kéo phanh tay và tắt máy, về số 1 hoặc P là xong

Đỗ xe hướng lên dốc ở đường không vỉa hè

Mọi người thực hiện tương tự như cách lái xe hướng lên dốc ở đoạn đường có vỉa hè. Điểm khác biệt lớn nhất là người lái xe đánh lái sang phải thay vì sang trái bởi trong trường hợp trượt dốc thì xe sẽ có thể lùi vào bên trái.

Đỗ xe hướng xuống dốc

Người điều khiển nên xoay hết vô lăng sang bên phải và chặn bánh xe bằng gờ cao hoặc đỗ ở những vị trí tránh xa đường. Với xe số sàn bạn nên lùi trong khi sử dụng phanh tay để xe, thay vì dùng số 1 như lúc đỗ xe hướng lên dốc.
 

Dừng xe đúng cách giúp giảm thiểu tai nạn không đáng có

Dừng xe đúng cách giúp giảm thiểu tai nạn không đáng có
 

Trên đây là những thông tin về vị trí chân ga ô tô số sàn cùng những hướng dẫn sử dụng mà bạn nên nắm được. Hy vọng thông tin trên hữu ích và giúp bạn lái xe an toàn hơn. 

Các tin khác

Với kích thước rộng rãi, xe ô tô 7 chỗ đang là lựa chọn ưng ý đối với những gia đình ...
"Hộp số CVT có bền không?" là câu hỏi mà nhiều người dùng ô tô thắc mắc, đặc biệt khi các ...
Số S trên xe ô tô đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tốc nhanh cho xe. Tuy phương thức ...
Mới đây, hộp số D CVT đã được trình làng, sau sự thành công của hộp số tự động vô cấp ...
Trên lốp ô tô có nhiều ký hiệu chữ và số khiến bạn khó hiểu, không biết những thông số đó ...
Hiện tượng xe hao nước làm mát có thể gây ảnh hưởng lớn đến động cơ, khiến cho nhiều chủ xe ...
Mẫu xe MPV Stargazer Hyundai ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam, nhờ vào thiết kế đẹp mắt, tính đa ...
Trong nhịp sống hiện đại, xe số tự động ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến nhờ tính tiện ...
Yêu cầu tư vấn