Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Về Vô Lăng Ô Tô

Vô lăng ô tô là một chi tiết trong hệ thống lái, nhằm giúp cho tài xế điều khiển những hướng đi khi vận hành và thực hiện những thao tác khác thông qua nút bấm cơ học có trên vô lăng.
 
Một bộ phận vô cùng quan trọng trên xe ô tô mà những người lái xe đặc biệt là mới học lái xe ô tô cần phải biết đó là vô lăng ô tô. Đây là bộ phận giúp bạn có thể điều khiển xe ô tô, nên việc hiểu rõ vô lăng và biết cách đánh lái vô lăng an toàn là cực kỳ cần thiết đối với người lái xe.
Vô lăng là gì

I. Tìm hiểu vô lăng ô tô là gì? Cấu tạo của vô lăng?

1. Vô lăng là gì? 

Vô lăng ô tô là một chi tiết trong hệ thống lái, nhằm giúp cho tài xế điều khiển những hướng đi khi vận hành và thực hiện những thao tác khác thông qua nút bấm cơ học có trên vô lăng.

Ngay từ lúc ban đầu, vô lăng trên những chiếc xe hơi đầu tiên đã có dạng cần đẩy dài với nguyên lý hoạt động như một chiếc bánh lái của những con tàu, thuyền. Người lái sẽ điều khiển cần đẩy sáng chiều ngược lại nếu muốn chuyển hướng. Cho đến năm 1894, vô lăng xe hơi (còn được gọi là vành tay lái, bánh lái) lần đầu được ra mắt bởi thiết kế hình tròn do Alfred Vacheron sáng chế ra, cho tới bây giờ vẫn giữ nguyên hình dạng và trở thành bộ phận không thể thiếu của xe hơi. Vô lăng thực hiện chuyển đổi các lệnh quay của tài xế thành những chuyển động xoay của bánh trước khi thực hiện các thao tác rẽ, cua, quay đầu hay lùi đỗ xe thông qua một trục lái và cần lái. 
Tìm hiểu vô lăng ô tô
Theo như quy ước của từng quốc gia về chiều lưu thông đường bộ mà vô lăng sẽ được đặt bên trái hoặc bên phải sao cho phù hợp nhất, giúp cho người điều khiển xe có tầm quan sát tốt nhất có thể, tránh được những tai nạn có thể xảy ra khi tham gia giao thông. Điển hình như tại Việt Nam thì vô lăng sẽ được đặt ở bên trái trong khi ở một số nước châu  u thì vô lăng lại được thiết kế về bên phải. Có nhiều người thắc mắc rằng: “Tại sao vô lăng lại không được đặt ở vị trí chính giữa?” Bởi vị trí đặt vô lăng ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng quan sát, điều khiển của người cầm lái. Vị trí bánh lái được các chuyên gia thiết kế, tính toán vô cùng kỹ lưỡng để việc điều khiển xe dễ dàng nhất, nếu đặt vô lăng ở chính giữa thì người lái sẽ bị hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng lớn đến khả năng quan sát và điều khiển xe.

Ngoài chức năng chính là đánh lái khi chuyển hướng thì vô lăng còn được trang bị thêm nhiều những tính năng hiện đại như điều khiển cuộc hành trình, điện thoại, hệ thống âm thanh, lẫy chuyển số giúp giảm thiểu tần suất người lái phải rời tay khỏi vô lăng.

2. Cấu tạo của bánh lái

Cấu tạo của bánh lái
Bánh lái (vô lăng) thuộc hệ thống lái trên xe hơi nên sẽ được kết nối với các cổng lái qua các chấu, tùy thuộc vào từng hãng xe mà có tới 2,3 hoặc 4 chấu khác nhau được thiết kế trên bánh lái. Các chấu này sẽ có chức năng kết nối bánh lái ăn khớp với trục lái, từ đó giúp người lái điều khiển xe theo ý của mình.
Ban đầu, các chấu trên bánh lái được thiết kế theo hình ngôi sao 3 cánh hoặc hình chữ nhật 4 chấu. Tuy nhiên, khi xã hội ngày càng hiện đại hơn, mọi người trở nên sáng tạo hơn, các thông số vận hành đòi hỏi cao hơn trước, người lái phải nắm được nhiều thông tin hơn trên bảng đồng hồ lái, nên cấu tạo của các chấu dần được chuyển sang chữ T hoặc là nằm ngang. Mỗi thiết kế vô lăng khác nhau sẽ phù hợp cho từng mẫu xe khác nhau. Ví dụ như vô lăng của những xe thể thao, xe đua F1 sẽ có đáy bằng D-cut hoặc vát bằng. 
Vô lăng được làm từ chất liệu kim loại sau khi nung chảy ở nhiệt độ cao thì sẽ được đổ vào các khuôn đúc tròn. Bởi chất liệu kim loại nên bánh lái luôn đảm bảo về độ an toàn, chắc chắn khi điều khiển xe. 
hệ thống lái

II. Cách cầm vô lăng khi lái xe

Đối với những xế mới hoặc những người mới học bằng lái xe hơi thì Cách cầm vô lăng khi lái xe đúng cạch luôn rất quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động lái của tài xế. Nếu thực hiện sai kỹ thuật cầm vô lăng sẽ dễ dẫn đến thao tác lái sai. Vậy phải cầm vô lăng như thế nào?
Kỹ thuật cầm vô lăng giúp các tài xế dễ dàng hiểu được cách đánh lái đúng cách. Việc cầm vô lăng đúng cách cũng sẽ giúp bác tài có tư thế thoải mái khi lái và mang lại sự an toàn, dễ dàng hơn trong các thao tác rẽ trái, phải hay đi thẳng. Đồng thời giúp túi khí mở rộng ở góc tối đa, nếu xảy ra sự cố sẽ bảo vệ ngực và đầu của người lái mà không làm tổn thương đến tay của họ.

Đặt 2 ngón cái lên vô lăng ô tô
Đây là cách cầm vô lăng xe phổ biến, đặt ngón cái lên vô lăng bao gồm cả việc đặt 2 ngón cái tỳ lên vành của vô lăng, phần còn lại của bàn tay đặt thấp hơn một chút so với vành. Cách cầm vô lăng này cho phép bạn xoay vô lăng dễ dàng và tránh tình trạng căng cơ. Ngoài ra tư thế này còn giúp bạn có thể thư giãn khi lái xe trong khoảng thời gian dài. Cách để tay này còn giúp cho người lái cảm nhận được cách chiếc xe tương tác với đường. Nếu gặp trường hợp khẩn cấp, người lái còn tránh khỏi tình trạng bị trẹo cổ tay.
Cách cầm vô lăng khi lái xe
Căn chuẩn khoảng cách từ vai đến vô lăng của xe
Tay lái nên được đặt ở vị trí gần với vai, đồng thời nên có một số chuyển động khi điều khiển xe. Nên khoảng cách giữa vai của họ với tay lái không được quá xa hoặc quá gần nhau. Nếu quá xa sẽ gây hiện tượng khó xoay vô lăng nhiều lần. Nếu quá gần sẽ ảnh hưởng đến vai và hạn chế chuyển động của tay lái. Vị trí lý tưởng nhất được các chuyên gia khuyến cáo là tư thế mà khuỷu tay ở 1 góc 120 độ, người lái phải có khoảng cách từ vai cho đến tay lái từ 25 - 30 cm hoặc từ 10 - 12 inch. 
Từ đó cho thấy cách cầm vô lăng đúng cách khá đơn giản, nhưng nếu không cầm chuẩn từ ban đầu rất dễ thành thói quen xấu khi lái xe.

III. Cách tháo tay cầm vô lăng đơn giản

Cách tháo tay cầm vô lăng cũng là một kỹ thuật mà người lái xe nên biết để thao tác nhanh trong những trường hợp khẩn cấp. Khi muốn tháo tay cầm vô lăng, cần phải tìm mở được vít đặt chìm dưới vô lăng, sau đó tiến hành mở núm còi để thấy được con ốc ở trục vô lăng. Sau đó là tháo đầu dây chạy từ trục vô lăng đến còi, cầm đầu giắc rút nhẹ nhàng sau đó lấy tua vít mở con ốc vô lăng có phe che ở bên cạnh là xong. Bạn hoàn toàn có thể thao tác với 1 cái tua vít.
Cách tháo tay cầm vô lăng đơn giản

IV. Kỹ thuật đánh vô lăng an toàn ai cũng cần biết

Kỹ thuật đánh vô lăng an toàn luôn là điều mà các chủ xe bắt buộc phải học. Điều này liên quan trực tiếp đến khả năng lái xe cũng như kiểm soát tình huống của tài xế. Những kỹ thuật này rất quan trọng nên mọi người cần phải lưu ý, đặc biệt là những người mới tập lái xe.

Đánh vô lăng sang phải với một tay
Muốn thực hiện thao tác này phải đặt tay lên vị trí cao nhất, sau đó nới lỏng tay cầm dùng lòng bàn tay quay vô lăng sang phải tới điểm thấp nhất. Đợi tới khi xe đã chuyển hướng thành công thì dần quay vô lăng theo hướng lên trên về cách cầm vô lăng theo hướng cân bằng.

Đánh vô lăng sang phải
 Kỹ thuật đánh vô lăng an toàn ai cũng cần biết
Kỹ thuật này gọi là kỹ thuật bắt chéo tay, giúp người điều khiển xe đánh lái với góc lớn trong khoảng thời gian ngắn, cực kỳ hữu ích khi lưu thông ở những nơi có diện tích nhỏ. Với kỹ thuật này cũng giúp người điều khiển ô tô đánh lái một cách nhẹ nhàng hơn.

Đầu tiên, người lái phải đặt tay ở vị trí bình thường, bắt đầu quay vô lăng với chiều kim đồng hồ cho tới khi chuẩn bị bắt chéo tay phải, khi đó hãy quay vô lăng bằng tay trái cùng lúc. Người lái xe sẽ tiếp tục quay vô lăng sau khi đã bắt chéo tay phải đến vị trí chuẩn bị bị bắt chéo tay trái trước đó. Tiếp tục với một chuỗi động tác như vậy cho đến khi ôm hết vòng cua sau đó đặt tay về vị trí ban đầu.
Đây là kỹ thuật tập hợp một chuỗi kéo đẩy liên tục nhau theo tuần tự. Nếu người điều khiển làm chủ được tay lái với tốc độ khi xe cua thì không cần thiết phải cầm bánh lái ở những vị trí đã quy định. Nếu tài xế tính toán được góc quay vô lăng cần thiết, thì nên chọn vị trí đặt tay hợp lý để vào cua chính xác nhất.

Những lưu ý khi đánh vô lăng an toàn
Không nên tự ý đánh lái chết (tức là quay vô lăng khi xe đang dừng hoặc bánh xe không quay), vì như vậy sẽ gây hại cho lốp xe và hệ thống lái, hoặc thậm chí là mất phương hướng khi xe chuyển động lại.
Hạn chế việc đánh hết lái, nếu phải đánh lái thì không nên quay vô lăng quá mạnh hoặc ghì chặt quá lâu. Khi vừa hết lái thì phải trả lại lái một chút thì tốt nhất.
Không nên đánh lái mạnh khi xe đậu sát vỉa hè vì như vậy có thể bị ép vào lốp hoặc mép của vỉa hè chèn vào gây hư hại lốp xe.
Không được buông cả 2 tay ra khỏi vô lăng khi đang lái xe, dù ở bất cứ trường hợp nào.
Những lưu ý khi đánh vô lăng an toàn
Có thể trong tương lai vô lăng ô tô sẽ ngày càng được cải tiến hiện đại hơn để hỗ trợ tốt hơn cho người lái. Nhưng ở hiện tại những thông tin về vô lăng ô tô cũng như cấu tạo và cách đánh lái ô tô mà chúng tôi đưa ra hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng. Chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật nếu có những thông tin mới.
Bài tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. KATAVINA KHÔNG KINH DOANH sản phẩm/dịch vụ trên.

Các tin khác

KIA Sorento 2024 là mẫu xe đã được nâng cấp toàn diện và được nhiều chuyên gia đánh giá hấp dẫn ...
Honda BR-V là một loại xe đa dụng 7 chỗ ngồi được thiết kế để phục vụ nhu cầu di chuyển ...
Toyota Avanza đã trải qua một cuộc biến đổi toàn diện để trở thành một đối thủ đáng gờm trong phân ...
Giá xe Ford Explorer 2024 đã được cập nhật, có thể thấy rằng phiên bản mới nhất này có sự cải ...
Mitsubishi Outlander 2024 là mẫu crossover 7 chỗ với phân khúc hạng C của hãng xe Mitsubishi. Thiết kế xe không ...
BMW X5 là dòng xe đặt nền móng cho xe hơi phân khúc Sport Activity Vehicle (SAV) hạng sang. Siêu phẩm ...
Kia Soluto là một mẫu xe sedan đẳng cấp và tiện ích trong phân khúc xe cỡ nhỏ. Với thiết kế ...
Giá xe Accent vẫn được giữ nguyên, không thay đổi trong lần nâng cấp gần nhất năm 2024. Tuy nhiên, nhà ...
Yêu cầu tư vấn