Nguy Cơ Tiềm Ẩn Khi Vô Lăng Bị Rơ, Cách Khắc Phục
I. Vô lăng bị rơ là gì
- Độ rơ vành tay lái hay còn gọi là lỏng vành tay lái chính là khoảng cách di chuyển của vô lăng trước khi bánh xe bắt đầu hoạt động. Nó được đo bằng cách xoay vô lăng từ vị trí giữa sang bên phải hoặc sang bên trái và đo khoảng cách di chuyển của vô lăng trước khi bánh xe bắt đầu hoạt động theo hướng tương ứng. Nếu phát hiện độ rơ vành tay lái quá lớn, có thể dẫn đến khó khăn trong việc điều khiển xe ô tô, đặc biệt là khi xe đang ở tốc độ cao. Nhưng ngược lại, nếu độ rơ quá ít, sẽ khiến xe trở nên quá nhạy và dễ bị lật xe. Để đảm bảo an toàn cho chính mình và người khác thì nên kiểm tra độ rơ vành tay lái định kỳ và điều chỉnh nếu thấy vành tay lái có vấn đề.
II. Nguyên nhân vô lăng bị rơ
Hiện tượng rơ vô lăng có thể xảy ra ngay khi đang lưu thông trên đường, chuyển hướng và phát hiện hệ thống lái xe đang gặp vấn đề. Hoặc khi xe đang đứng yên và thử đánh lái nhưng phát hiện xe phát ra tiếng kêu và vô lăng đã có dấu hiệu rơ. Dù ở bất kỳ tình huống nào cũng nên đem xe đi kiểm tra và tìm cách giải quyết ngay.
III. Nhận biết và cách điều chỉnh vô lăng bị rơ
1. Nhận biết và cách điều chỉnh vô lăng bị rơ hiệu quả nhất
- Trước tiên hãy kiểm tra độ căng dây đai dẫn động bơm đầu và điều chỉnh này nếu thấy cần thiết. Kiểm tra mức dầu, thiếu thì bơm dầu vào.
- Tiến hành nổ máy xe và xoay vô lăng sao cho 2 bánh xe trước hướng về phía trước,
- Xoay vô lăng chậm chậm đến khi 2 bánh xe trước bắt đầu được di chuyển, rồi đánh dấu lại trên đường thẳng.
- Khoảng cách được đánh dấu giữa 2 điểm chính là độ rơ vành tay lái. Nếu số đo vượt quá quy định thì cần mang xe đi kiểm tra và khắc phục sớm.
Ngoài việc thường xuyên mang xe đi kiểm tra định kỳ ở gara thì các chủ xe cần kiểm tra xe ô tô của mình thường xuyên hơn.
- Kiểm tra độ khít của hộp tay lái, đăng tay lái, giá đỡ hay hệ thống trợ lực tay lái thủy lực. Nếu có phát sinh sự cố, cần phải được khắc phục hay hoặc lập tức thay mới.
- Độ rơ các đăng tay lái và hành trình tự do vành tay lái nếu vượt quá mức tiêu chuẩn được cho phép thì cần điều chỉnh thích hợp.
- Bổ sung mỡ bôi trơn ngay tại các khớp nối và chỉnh bạc lái phù hợp.
2. Vô lăng bị kêu, nặng
Một loại “bệnh” khác của vô lăng là bị kêu và nặng có thể do lỗi hệ thống lái. Có thể do bơm thủy lực, tay lái bị gỉ, hỏng hoặc do không được bôi trơn đầy đủ, có thể do hệ truyền động bị lỗi. Tay lái bị kêu có thể do môi trường ngoại cảnh, khiến nhiệt độ cao hoặc thấp thất thường khiến các linh kiện không hoạt động hoặc bị biến dạng. Các bộ phận bị hư mòn, vô lăng bị kêu hoặc nặng cũng có thể là do bị ảnh hưởng bởi những vụ tai nạn, va chạm hoặc sử dụng lâu dài.
Khắc phục lỗi vô lăng bị kêu, nặng:
-
Kiểm tra hệ thống lái nếu gặp tình trạng bị nặng. Bạn nên kiểm tra hệ thống lái để xác định có bất kỳ lỗi nào trong bơm thủy lực, bộ truyền động hoặc trục tay lái.
-
Nếu vô lăng bị nặng do không đủ bôi trơn thì có thể thêm dầu bôi trơn để giảm ma sát và làm vô lăng trở nên mượt mà hơn nhiều.
-
Thay thế luôn bộ phận bị hỏng. Vô lăng của bạn có thể bị hỏng do hao mòn, bạn cần thay đế những bộ phận đó để đảm bảo hiệu suất hoạt động của vô lăng.
Vô lăng bị lệch cũng ảnh hưởng tới quá trình lái xe:
- Bánh trước bị lệch, nếu bánh trước bị chệch khỏi vị trí ban đầu thì vô lăng sẽ bị lệch theo. Bạn nên kiểm tra sớm và đưa xe đi bảo trì, căn chỉnh lại hệ thống treo.
- Lỗi trục điều khiển, khí trục điều khiển bị lỗi thì vô lăng sẽ không thể dễ dàng căn chỉnh được. Để kiểm tra điều đó bạn nên xoay vô lăng và quan sát các bánh xe. Nếu như các bánh xe không đồng thời thì có thể trục điều khiển có thể đã lỗi.
- Hệ thống treo bị lỗi thì vô lăng cũng sẽ bị lệch…
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến vô lăng bị rơ, bạn nên đem xe đi bảo trì đúng thời hạn, đồng thời kiểm tra xe tại nhà thường xuyên. Nếu phát hiện ra bất kỳ tình trạng bất thường nào thì ngay lập tức đưa xe đi sửa. Hạn chế được những rủi ro càng sớm càng tốt, tránh dẫn đến nhiều hậu quả không đáng xảy ra do vô lăng bị rơ gây ra.