Thông Tin Cần Biết Về Ô Tô Số Tự Động

Xe ô tô số tự động là dòng xe sử dụng hộp số có khả năng tự sang số hay còn gọi là hộp số Automatic Transmission, góp phần làm giảm đi những thao tác điều khiển hỗ trợ người lái chuyên tâm vào quá trình quan sát và xử lý tình huống trong khi vận hành xe.

Xe ô tô được chia làm 2 loại là xe ô tô số tự động và số sàn. Hiện nay, các loại xe ô tô sử dụng hộp số tự động được ưa chuộng hơn so với các xe số sàn vì nhiều yếu tố, đặc biệt đối với những người mới học lái xe. Vậy xe ô tô số tự động là gì? Sử dụng loại xe này có ưu nhược điểm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về hộp số tự động trên ô tô.

ô tô số tự động

1. Xe ô tô số tự động là gì?

Xe ô tô số tự động là dòng xe sử dụng hộp số có khả năng tự sang số hay còn gọi là hộp số Automatic Transmission, góp phần làm giảm đi những thao tác điều khiển hỗ trợ người lái chuyên tâm vào quá trình quan sát và xử lý tình huống trong khi vận hành xe. Người lái sẽ không cần điều chỉnh tăng giảm số bằng tay mà hệ thống xe sẽ tự điều chỉnh độ tăng giảm số sao cho phù hợp với tài xế cũng như với tốc độ tương ứng khi xe di chuyển.

Xe số tự động là dòng xe sử dụng hộp số tự động, được phân ra làm 2 loại chính gồm:

- Hộp số có cấp là (AMT và AT),  đây là hộp số được sử dụng trên các loại xe ô tô hiện nay.

- Hộp số vô cấp CVT (đây là hộp số truyền thống sử dụng bằng dây đai kim loại) hay còn được gọi là hộp số thiên biến vô cấp, thường chỉ xuất hiện trên các dòng xe ô tô giá rẻ cỡ nhỏ.

 Xe ô tô số tự động là gì

Những bộ phận quan trọng và kí hiệu mà bạn cần biết khi sử dụng xe số tự động

Xe ô tô số tự động sẽ không có chân côn: Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa xe ô tô số sàn và xe ô tô số tự động. Đối với xe số tự động bạn sẽ không cần lo lắng việc điều chỉnh chân côn bởi xe số tự động được thiết kế chân côn tự động, chỉ cần điều chỉnh chân phanh và chân ga nên sẽ dễ dàng di chuyển hơn những xe số sàn. Tuy nhiên, cần đặc biệt chú ý tới 2 bộ phận là chân ga và chân phanh. Trên thực tế không ít tình huống xảy ra chỉ vì nhầm chân ga và chân phanh.

 

Các ký hiệu trên xe số tự động có ý nghĩa gì? Các ký hiệu trên xe số tự động nhiều và rườm rà hơn so với xe số sàn. Bạn cần phải nắm rõ được ý nghĩa của các ký hiệu để đảm bảo việc điều khiển xe dễ dàng hơn. Cụ thể như:

 

P (Park): Là ký hiệu đỗ xe, được sử dụng khi khởi động hoặc dừng xe. Người điều khiển sẽ sử dụng cần số P để kéo phanh tay với mục đích tăng tính an toàn cũng như hạn chế được hư hại hộp số trong những trường hợp có lực lớn tác động vào phía sau xe.

ký hiệu trên ô tô số tự động

R ( Reverse): Được gọi là số lùi, sử dụng khi muốn lùi xe. Người lái cần lưu ý là không nên sử dụng số lùi khi xe chưa hoàn toàn dừng hẳn. Thay vào đó là người điều khiển xe có thể dùng chân để đạp phanh rồi mới về số, tiếp đó mới nhả phanh từ từ để đảm bảo an toàn.

 

N (Neutral) được gọi tắt là số More. Khi sử dụng số này thì xe ở trạng thái tự nhiên, có nghĩa là động cơ hoạt động nhưng bánh xe không di chuyển. Để bảo đảm an toàn thì người lái xe không nên về số More khi đang di chuyển. Vì khi đó người lái sẽ rất khó kiểm soát tốc độ. Chỉ khi dừng xe lại thì mới nên sử dụng số More. Khi sử dụng More người lái nên kết hợp đạp chân phanh hoặc kéo tay phanh để bảo đảm an toàn.

N (Neutral)

D (Drive): Đây là số tiến, được kích hoạt khi xe chuyển động ở khu vực đường bằng phẳng và thời tiết ổn định. Nếu phải di chuyển xe trong quá trình điều kiện thời tiết trơn trượt, nhiều dốc thì người lái nên sử dụng chế độ bán tự động để giữ cho máy khỏe và kiểm soát tốc độ tốt hơn.

M (Manual): Ký hiệu này có chức năng tương tự số sàn, giúp cho xe chuyển qua số 1,2,3,4,5 và ngược lại. M thường có thêm dấu “+” hoặc dấu “-”.

S (Sport): Đây là chế độ lái thể thao với chức năng chuyển số tùy ý của người điều khiển xe ô tô, tương tự như số M. Đây là chế độ giúp cho xe tăng tốc nhanh, tạo cảm giác thể thao mạnh mẽ.

L (Low): Được gọi là số thấp, sử dụng trong một số tình huống như lên/xuống dốc hoặc chở đồ nặng.

B (Brake): Đây là số hãm, gần giống số L, số này sẽ có chức năng hỗ trợ hãm tốc độ trong trường hợp xe xuống dốc.

OD (Overdrive): Là chế độ tăng tốc nhanh, sử dụng khi vượt tốc và đổ đèo.

Di, D2: Dùng khi người lái di chuyển trên các con đường  không bằng phẳng, cần di chuyển chậm. 

hộp số tự động

2. Lưu ý khi chạy xe ô tô số tự động

Những tài xế mới thường gặp một số những sai lầm khi sử dụng xe ô tô số tự động. Vậy có những lưu ý khi chạy xe ô tô số tự động nào mà bác tài cần phải nhớ?

 

Bỏ quên số tay ngay cả khi đi đường dốc, đèo

Hiện nay, đa số các dòng xe số tự động đều có chế độ chuyển số thể thao, số tay.. Thế nhưng vì quá quen với việc sử dụng chế độ D mà nhiều lái mới thường bỏ qua hoặc không biết đến số này. Nếu bạn thường xuyên sử dụng phanh khi đổ đèo, đổ dốc thì dễ làm phanh trở nên nóng thậm chí cháy má phanh. Vậy nên sử dụng chế độ chuyển số tay sẽ làm cho bạn linh hoạt hơn trong việc thay đổi các số để hãm phanh mà không nhất thiết phải đạp phanh nhiều lần.

Lưu ý khi chạy xe ô tô số tự động

Đặt đồ ngay dưới sàn xe của ghế lái

Vì tiện lợi, nhanh chóng nên nhiều tài xế đặt chai lọ hoặc những đồ vật khác dưới sàn xe ô tô. Tuy nhiên điều này sẽ dễ dẫn đến những tình huống bất tiện khi sử dụng chân phanh và chân ga. Vậy nên, hãy đặt đồ ở đúng vị trí trên ô tô, để đảm bảo an toàn khi lái xe.
 

Ấn nút khóa trên cần cửa sổ thường xuyên

Việc làm này sẽ vô hình chuyển cần số qua vị trí R như vậy cực kỳ nguy hiểm, nhất là khi các tài xế không nhận ra cần số đã chuyển qua số R. 

3. Ưu và nhược điểm của việc sử dụng xe số tự động

Sau khi đã tìm hiểu về xe số tự động cũng như một số điều cần lưu ý khi sử dụng những loại xe có lắp hộp số tự động thì bạn cũng cần nắm rõ những ưu và nhược điểm của việc sử dụng xe số tự động.

Ưu điểm:

- Chuyển số nhanh, dễ dàng giúp người lái có thể di chuyển, tăng và giảm tốc thuận tiện, ít gây tiếng ồn hơn.

- Dễ điều khiển ngay cả khi trong điều kiện đông đúc. Người lái dễ dàng thực hiện thao tác khởi động, tăng tốc, giảm tốc hay dừng xe trong mọi điều kiện và địa hình.

- Hạn chế khả năng chết máy: Đối với xe số sàn khi dừng đèn đỏ quá lâu sẽ dễ dẫn đến hiện tượng chết máy nhưng nguy cơ này đối với xe số tự động được giảm rõ rệt. 

Nhược điểm:

Xe số tự động có thể tiêu hao nhiều nhiên liệu hơn xe số sàn khi chạy xe đường dài. Tuy nhiên, với các dòng xe hiện đại điều này đã được khắc phục đáng để.

Ưu và nhược điểm của việc sử dụng xe số tự động

Từ những thông tin trên có thể nhận ra tại sao xe số tự động lại được ưa chuộng hơn xe số sàn. Bài viết này đã cung cấp những kiến thức cần thiết về xe ô tô số tự động một cách đầy đủ và khách quan nhất, giúp bạn tự tin hơn và lái xe an toàn hơn trên mọi cung đường.

Bài tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. KATAVINA KHÔNG KINH DOANH sản phẩm/dịch vụ trên.

Các tin khác

Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá giá lăn bánh và thông số kỹ thuật mới nhất của Audi ...
Mercedes GLS 450 4MATIC - một sự kết hợp tuyệt vời giữa sang trọng, hiệu suất và công nghệ tiên tiến. ...
Trên thị trường xe hơi hiện nay, Mitsubishi Xpander đã nhanh chóng ghi dấu ấn và trở thành một trong những ...
Hyundai Kona - một trong những mẫu xe đình đám của hãng xe Hàn Quốc Hyundai đã làm say lòng không ...
KIA Sorento 2024 là mẫu xe đã được nâng cấp toàn diện và được nhiều chuyên gia đánh giá hấp dẫn ...
Honda BR-V là một loại xe đa dụng 7 chỗ ngồi được thiết kế để phục vụ nhu cầu di chuyển ...
Toyota Avanza đã trải qua một cuộc biến đổi toàn diện để trở thành một đối thủ đáng gờm trong phân ...
Giá xe Ford Explorer 2024 đã được cập nhật, có thể thấy rằng phiên bản mới nhất này có sự cải ...
Yêu cầu tư vấn