Quy định về đăng kiểm xe ô tô là một trong những yêu cầu bắt buộc mà bạn cần phải chú ý tuân thủ trong quá trình sử dụng ô tô. Theo quy định, xe ô tô phải được mang đến các cơ quan chuyên ngành có thẩm quyền để tiến hành kiểm định chất lượng thường xuyên. Việc này nhằm đảm bảo rằng xe của bạn đạt tiêu chuẩn và được phép tham gia giao thông.
1. Quy trình đăng kiểm xe ô tô con
Quy trình đăng kiểm xe cơ bản
Luật đăng kiểm xe ô tô 2019: Trước khi mang xe đi đăng kiểm, bạn cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
-
CMND của chủ sở hữu xe - photo 3 bản (Mang theo bản chính).
-
Hộ khẩu của chủ xe - photo 3 bản (Mang theo bản chính).
-
Bản khai đăng ký xe - 2 bản chính theo mẫu quy định .
-
Giấy tờ xe bản gốc (Bao gồm: hóa đơn VAT, giấy xuất xưởng, kiểm định, chứng nhận môi trường).
-
Cà số khung, số máy của xe (rõ ràng, đầy đủ ký tự).
-
Bản khai thuế trước bạ (Theo mẫu qui định).
-
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (1 bản chính) còn hiệu lực.
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, bạn mang xe ô tô đến trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại Tỉnh hay Thành phố nơi bạn cư trú mà được Bộ Giao Thông vận tải cấp phép.
Đưa xe đến nơi đăng kiểm
Sau đó, bạn tiến hành các bước theo quy trình đăng kiểm xe ô tô con theo trình tự như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ đăng kiểm bao gồm các giấy tờ bạn đã chuẩn bị như trên kèm theo đăng kiểm cũ nếu xe của bạn là xe cũ. Sau đó, điền tờ khai theo mẫu tại cơ quan đăng kiểm và đóng phí đăng kiểm xe ô tô. Phí này bao gồm phí kiểm định cho xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận.
Bước 2: Đơn vị đăng kiểm tiến hành kiểm tra xe
Quy trình kiểm định ô tô có 5 công đoạn:
-
Kiểm tra tổng quát xe.
-
Kiểm tra phần trên của xe.
-
Kiểm tra trượt ngang bánh xe dẫn hướng, phanh xe.
-
Kiểm tra khí thải có đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường.
-
Kiểm tra phần dưới của xe.
Mỗi công đoạn trên lại được chia ra thành nhiều hạng mục nhỏ để kiểm tra, tổng cộng sẽ có khoảng 56 hạng mục (mỗi loại xe khác nhau sẽ có số hạng mục kiểm tra khác nhau).
Xe ô tô chưa nộp phạt nguội sẽ không được đăng kiểm lại
Nếu xe của bạn có vấn đề và không đạt yêu cầu, nhân viên đăng kiểm sẽ gọi thông báo biển số xe cho chủ xe mang đi sửa rồi quay lại. Để tránh lãng phí thời gian, bạn hoàn toàn có thể tự kiểm tra một số hạng mục cần thiết hoặc mang xe đi bảo dưỡng trước khi đi kiểm định.
Với những xe mới mua, công đoạn bảo dưỡng không cần quá tỉ mỉ, chủ xe chỉ cần lưu ý một số điểm sau :
-
Kiểm tra biển số xe đã chắc chắn chưa, lau sạch biển số cả trước và sau.
-
Xác định và vệ sinh vị trí số khung, số máy.
Với xe đã qua sử dụng, quá trình kiểm tra bảo dưỡng cần cẩn thận hơn. Cụ thể, bạn cần kiểm tra một số chi tiết sau :
-
Kiểm tra lại toàn bộ khoang động cơ, dầu trợ lực lái, dầu phanh, nước làm mát…
-
Kiểm tra lốp xe và chú ý đến áp suất của lốp.
-
Kiểm tra lại hệ thống điện trên xe, đèn xe, còi xe, phanh xe.
Làm thủ tục thay đổi màu sơn xe nếu xe dán decal toàn bộ trước khi đi đăng kiểm
-
Kiểm tra chốt cửa, cần gạt nước có hoạt động tốt không.
-
Kiểm tra hoạt động của bảng taplo.
-
Kiểm tra hệ thống dây an toàn.
Bước 3: Đóng phí bảo trì đường bộ
Nếu xe ô tô của bạn đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm sẽ gọi thông báo biển số xe để chủ xe tiến hành đóng phí bảo trì đường bộ.
Bước 4: Dán tem đăng kiểm mới
Khi đã hoàn tất việc kiểm tra và đóng phí, lái xe sẽ chờ để được dán tem đăng kiểm mới. Bước cuối cùng là nhận hồ sơ. Tem đăng kiểm gồm 2 loại: tem xe kinh doanh có màu vàng và tem nộp phí sử dụng đường bộ có màu xanh dương.
Các loại tem đăng kiểm xe ô tô
Ngoài những điểm trên, bạn cũng nên chú ý khi lựa chọn thời gian đi đăng kiểm. Những ngày đầu tuần, cuối tuần hoặc trước các kỳ nghỉ lễ là thời điểm lượng xe đi đăng kiểm khá nhiều. Nếu sắp xếp thời gian đi đăng kiểm vào các ngày trong tuần là tốt nhất. Ngoài ra, nếu có thể bạn nên chủ động liên hệ với trạm đăng kiểm tại địa phương hoặc gần nhất nơi bạn đang ở để đặt lịch từ trước và mang xe đến đăng kiểm đúng giờ hẹn. Như vậy bạn có thể nộp hồ sơ và tiến hành kiểm tra ngay mà không cần chờ đợi quá lâu.
2. Thời hạn đăng kiểm xe ô tô 4 chỗ
Không khác gì so với luật đăng kiểm xe ô tô 2019-2020, căn cứ để xác định chu kỳ đăng kiểm xe ô tô năm 2021 về cơ bản vẫn bao gồm:
-
Lần kiểm định,
-
Số năm đã sử dụng,
-
Mục đích sử dụng xe (dùng trong kinh doanh vận tải hay không),
-
Loại xe (xe chở người, xe chở hàng, có cải tạo kết cấu xe hoặc không).
Theo Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư 70/2015/TT-BGTVT, lần đăng kiểm đầu tiên có thời hạn dài nhất là 12-30 tháng/lần.
Chu kỳ đăng kiểm tiếp theo của xe ô tô hiện nay rút ngắn dần theo thời gian
Chu kỳ kiểm định đối với từng loại xe bao gồm thời hạn đăng kiểm xe ô tô 4 chỗ được quy định cụ thể như sau:
Thời hạn đăng kiểm các loại xe ô tô
Ghi chú:
- Chu kỳ kiểm định đầu chỉ áp dụng đối với xe cơ giới chưa qua sử dụng và kiểm định lần đầu tiên trong thời gian 02 năm, tính từ năm sản xuất.
- Số chỗ trên ô tô chở người có bao gồm cả người lái.
- (*) Xe có cải tạo thay đổi tính năng sử dụng hay thay đổi một trong các hệ thống: Lái, phanh (bàn đạp phanh phụ không tính), treo và truyền lực.
Như vậy, xe ô tô 4 chỗ của gia đình thuộc nhóm xe ô tô chở người dưới 9 chỗ, không kinh doanh vận tải nên sẽ có chu kỳ kiểm định cho lần đầu là 30 tháng. Thời hạn đăng kiểm xe ô tô 4 chỗ tiếp theo chu kỳ đăng kiểm xe ô tô còn: Xe sản xuất dưới 7 năm chu kỳ kiểm định là 18 tháng, xe sản xuất từ 7 năm cho đến 12 năm có chu kỳ là 12 tháng và với những xe sản xuất trên 12 năm chu kỳ kiểm định là 6 tháng.