Phí Bảo Trì Đường Bộ Là Gì? Quy Định Mới Về Phí Bảo Trì Đường Bộ

Phí bảo trì đường bộ là loại phí quan trọng và bắt buộc đối với mọi chủ phương tiện ô tô. Biểu mức thu phí đường bộ được quy định khác nhau tùy vào thời gian đóng và từng loại xe, với mức phí rẻ nhất là từ 130.000 đồng tháng, dù chủ xe đi lại nhiều hay ít.

Phí bảo trì đường bộ là một trong những loại phí mà chủ xe ô tô bắt buộc phải nộp để được phép lưu thông trên đường. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu biết cụ thể về loại phí này. Nhiều lái xe băn khoăn rằng mức phí đường bộ mới nhất phải đóng là bao nhiêu, cũng như nếu không đóng phí này thì có bị phạt hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả giải đáp tất cả những thắc mắc này.

1. Phí bảo trì đường bộ là gì?

Phí bảo trì đường bộ là một loại phí mà các chủ xe ô tô bắt buộc phải đóng cho nhà nước, sử dụng cho mục đích bảo trì, nâng cấp chất lượng đường bộ. Loại phí này được thu theo năm, mức phí do nhà nước quy định. Sau khi nộp đầy đủ các loại phí, chủ xe sẽ được phát tem để dán vào kính chắn gió trước xe. Trên tem sẽ ghi rõ ngày bắt đầu và ngày cuối cùng nộp phí lần tiếp để chủ xe nắm được. Thông thường, khi đi đăng kiểm, chủ xe sẽ được phát tem để dán vào xe.

Phí bảo trì đường bộ

Phí sử dụng đường bộ là một trong những đóng góp quan trọng vào nguồn thu của ngân sách nhà nước. Mức phí này do Bộ Tài chính ban hành vào ngày 11/9/2014 theo Thông tư số 113/2014/TT-BTC. Chủ xe cũng cần lưu ý rằng phí bảo đường bộ không phải là phí cầu đường. 

 

Phí cầu đường là loại phí phải nộp trực tiếp tại các BOT trên đường khi xe di chuyển qua. Đây là loại phí mà nhà nước thu để bù lại vào các chi phí làm đường, được thu trực tiếp mỗi lần đi. Trong khi đó, phí đường bộ là loại phí hoàn toàn khác, được thu định kỳ chứ không phải thu trên mỗi lần đi.

2. Những phương tiện nào phải chịu phí bảo trì đường bộ

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 70/2021/TT-BTC, các phương tiện phải chịu phí sử dụng đường bộ đó là các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã đăng ký, kiểm định để lưu hành. Các phương tiện này sẽ có chứng nhận kiểm định, chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, trong đó gồm có xe ô tô, xe đầu kéo và các loại xe khác tương tự. 

Các phương tiện được miễn phí bảo trì đường bộ gồm có xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe tang, xe chuyên dùng phục vụ quốc phòng, xe chuyên dùng phục vụ cho công tác an ninh của các lực lượng công an như xe tuần tra, xe cảnh sát 113, xe cảnh sát cơ động, xe chở lực lượng công an làm nhiệm vụ, xe chở người phạm tội, xe cứu hộ…

Những phương tiện nào phải chịu phí bảo trì đường bộ

Ngoài ra, một số loại xe gặp phải trường hợp đặc biệt như: bị hủy hoại do tai nạn hoặc thiên tai, bị tịch thu hoặc thu hồi đăng ký xe, bị mất trộm 30 ngày trở lên, xe kinh doanh vận tải thuộc doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành từ 30 ngày trở lên.

Dù là phương tiện cá nhân hay tổ chức thì vẫn phải chịu cùng một mức biểu phí tương tự cho các loại xe. Ngoài ra, theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải, phí đường bộ sẽ phụ thuộc vào số chỗ ngồi đối với các các loại xe du lịch và xe bán tải. Trong khi đó đối với xe tải sẽ dựa vào trọng tải xe để quy định biểu phí.

3. Quy định mới về phí bảo trì đường bộ

Thông tư số 70/2021/TT-BTC quy định rõ về chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí đường bộ. Mức thu phí bảo trì được quy định cụ thể đối với từng loại xe, với mức từ 130.000/tháng cho đến 1.430.000 đồng/tháng. Theo đó, từ ngày 1/10/2021, các mức thu phí bảo trì đường bộ được quy định như sau:

Quy định mới về phí bảo trì đường bộ

 

STT

Loại phương tiện chịu phí

Mức phí thu (nghìn đồng)

1 tháng

3 tháng

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

1

Xe chở người dưới 10 chỗ đăng ký bằng tên cá nhân, hộ kinh doanh

130

390

780

1.560

2.280

3.000

3.660

2

Xe chở người dưới 10 chỗ (trừ xe đăng ký bằng tên cá nhân); xe tải, xe bán tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ dưới 4.000 kg; các loại xe buýt vận tải hành khách công cộng (bao gồm xe đưa đón học sinh sinh viên, công nhân hưởng chính sách trợ giá như xe buýt); xe chở hàng và người 4 bánh có gắn động cơ

180

540

1.080

2.160

3.150

4.150

5.070

3

Xe chở người từ 10 đến dưới 25 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ từ 4.000 kg đến dưới 8.500 kg

270

810

1.620

3.240

4.730

6.220

7.600

4

Xe chở người từ 25 chỗ đến dưới 40 chỗ; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng từ 8.500 kg đến dưới 13.000 kg

390

1.170

2.340

4.680

6.830

8.990

10.970

5

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng tổng cộng dưới 19.000 kg

590

1.170

3.540

7.080

10.340

13.590

16.660

6

Xe chở người từ 40 chỗ trở lên; xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng từ 13.000 kg đến dưới 19.000 kg; xe đầu kéo có khối lượng tổng cộng dưới 19.000 kg

720

2.160

4.320

8.640

12.610

16.590

20.260

7

Xe tải, xe ô tô chuyên dùng có khối lượng từ 27.000 kg trở lên; xe đầu kéo có khối lượng tổng cộng từ 27.000 kg đến dưới 40.000 kg

1.040

3.120

6.240

12.480

18.220

23.960

29.270

8

Xe ô tô đầu kéo có khối lượng tổng cộng từ 40.000 kg trở lên

1.430

4.290

8.580

17.160

25.050

32.950

40.240

 

4. Không nộp phí bảo trì đường bộ bị phạt như thế nào?

Hiện nay, chưa có quy định xử phạt chủ xe không nộp phí bảo trì đường bộ. Tuy nhiên, khi đưa xe đi đăng kiểm, đơn vị đăng kiểm sẽ truy thu số phí mà phương tiện chưa nộp trước đó. Nếu thấy chủ xe chưa nộp phí của chu kỳ trước thì đơn vị đăng kiểm sẽ yêu cầu phải nộp phí 2 kỳ liên tiếp.

 

Trong trường hợp chủ xe đến đăng kiểm muộn hơn thời gian quy định, đơn vị đăng kiểm sẽ tính tiền phí bảo trì đường bộ nối tiếp, bắt đầu từ thời điểm cuối của khoảng thời gian đã nộp phí lần trước cho đến hết chu kỳ kiểm định kỳ tiếp theo. Nếu thời gian tính phí không tròn theo tháng thì số phí phải nộp sẽ được tính bằng số ngày lẻ chia cho 30 ngày, nhân với mức phí đường bộ 1 tháng.

Như vậy, dù không bị xử phạt khi không nộp phí đường bộ theo đúng hạn, nhưng nếu phát hiện ô tô quá hạn nộp phí sử dụng đường bộ, chủ phương tiện nên chủ động nộp phí theo đúng quy định để có thể lưu thông trên đường. Để nộp phí sử dụng đường bộ, chủ xe cần đến đơn vị đăng kiểm để nộp và được cấp tem nộp phí thời gian tiếp theo.

Không nộp phí bảo trì đường bộ bị phạt như thế nào

Từ bài viết trên có thể thấy, phí bảo trì đường bộ là loại phí quan trọng và bắt buộc đối với mọi chủ phương tiện ô tô. Biểu mức thu phí đường bộ được quy định khác nhau tùy vào thời gian đóng và từng loại xe, với mức phí rẻ nhất là từ 130.000 đồng tháng, dù chủ xe đi lại nhiều hay ít. Hiện tại, vẫn chưa có quy định cụ thể về mức xử phạt nếu như chậm nộp đóng phí sử dụng đường bộ này. Tuy nhiên, chủ xe nên chủ động đóng phí đúng thời hạn theo quy định để không bị truy thu số phí bảo trì chưa nộp đủ trước đó.

Bài tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. KATAVINA KHÔNG KINH DOANH sản phẩm/dịch vụ trên.

Các tin khác

Biển báo giao thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và trật tự giao ...
Trên thị trường ô tô hiện nay, Mitsubishi Xpander không chỉ là một cái tên quen thuộc mà còn được đánh ...
Mercedes E200 sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật về thiết kế và công nghệ khiến cho nhiều người mong muốn ...
Honda Brio giới thiệu tới khách hàng Việt Nam qua triển lãm VMS 2018 nhưng phải đến năm 2019 Honda Brio ...
Theo quan điểm của người Việt, biển số xe đẹp sẽ mang lại nhiều may mắn, thu hút tài lộc cho ...
Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá giá lăn bánh và thông số kỹ thuật mới nhất của Audi ...
Mercedes GLS 450 4MATIC - một sự kết hợp tuyệt vời giữa sang trọng, hiệu suất và công nghệ tiên tiến. ...
Trên thị trường xe hơi hiện nay, Mitsubishi Xpander đã nhanh chóng ghi dấu ấn và trở thành một trong những ...
Yêu cầu tư vấn