Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Ô Tô Bị Giật

Một trong những vấn đề khó chịu mà nhiều người lái xe gặp phải đó là tình trạng xe ô tô bị giật, rung lắc, gây khó khăn khi xe di chuyển. Nếu như chủ xe không để ý kỹ và kịp thời có biện pháp khắc phục, thì hệ thống động cơ của xe sẽ nhanh chóng xuống cấp và giảm tuổi thọ...

Những chiếc xe ô tô sau khi hoạt động được một thời gian dài, việc đảm bảo các chức năng vẫn sử dụng hoàn hảo như lúc ban đầu là tương đối khó. Một trong những vấn đề khó chịu mà nhiều người lái xe gặp phải đó là tình trạng xe ô tô bị giật, rung lắc, gây khó khăn khi xe di chuyển. Nếu như chủ xe không để ý kỹ và kịp thời có biện pháp khắc phục, thì hệ thống động cơ của xe sẽ nhanh chóng xuống cấp và giảm tuổi thọ, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn khi đang tham gia giao thông. Do đó, chủ xe cần phải hiểu rõ những nguyên nhân khiến cho xe bị giật và tham khảo thêm một vài cách xử lý hiệu quả khi gặp phải vấn đề trên. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về xe ô tô!!!

Ô tô bị giật

I. Nguyên nhân ô tô bị giật

Nhiều tài xế chắc đã gặp phải tình trạng xe ô tô bị giật mạnh khi đạp chân ga và thêm nhiều trường hợp rung lắc khác, khiến cho bạn phải dừng xe ở giữa chừng trong sự khó chịu và bất lực. Đặc biệt khi xe đang di chuyển ở tốc độ cao, sẽ rất đáng lo ngại khi chiếc xe của bạn bắt đầu “giật cục” hoặc lao thẳng về phía trước mà lại không có cảnh báo trước. Xe rung giật thường xuyên có thể là dấu hiệu ban đầu của một số vấn đề với mức độ nghiêm trọng riêng khác nhau và tiềm ẩn khá nhiều nguy hiểm khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

 Nguyên nhân ô tô bị giật

Khi động cơ của xe bị giật đồng nghĩa với việc hệ thống nhiên liệu cùng hệ thống cung cấp khí hoặc bộ phận đánh lửa đang làm việc không được tốt. Quá trình đốt cháy nhiên liệu diễn ra không thuận lợi khiến cho động cơ gặp trục trặc, thậm chí là ngừng làm việc. Sau một khoảng thời gian dài, hệ thống động cơ hoạt động trở lại và kèm theo đó là tình trạng ô tô bị giật khi tăng ga. Dưới đây là một vài nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng xe bị giật lắc: 

Bugi bị hỏng

Khi Bugi (bộ phận đánh lửa) bị hư hỏng có thể gây ra nhiều vấn đề xấu cho hiệu suất động cơ, bao gồm cả hiện tượng rung giật xe. Bugi có thể xuất hiện tình trạng những đầu điện cực bị ăn mòn, bị nóng chảy hoặc muội than bám dính. Điều này sẽ làm cho khe hở nhỏ giữa các điện cực bị rộng ra, khiến cho tia lửa bị yếu đi, từ đó  làm cho quá trình đốt cháy hỗn hợp giữa nhiên liệu và không khí bị suy giảm. Công suất động cơ cũng sẽ bị giảm xuống hay bị rung giật mạnh khi đang hoạt động. Vì thế, các chuyên gia thường khuyến cáo những chủ xe nên thay Bugi theo định kỳ, từ sau khoảng 30.000 đến 40.000 km di chuyển, để đảm bảo cho chiếc xe không còn bị giật khi đang di chuyển. Chủ xe sẽ cần phải thay thế Bugi cũng như những bộ phận khác của hệ thống đánh lửa để khắc phục hiện tượng xe bị rung giật và giảm công suất. 

 Bugi bị hỏng

Hệ thống phanh lỗi

Nếu xe ô tô đi chậm bị giật mạnh không do nguyên nhân khách quan, thì nhiều khả năng là do chiếc xe đang gặp tình trạng một hoặc nhiều đĩa phanh đã bị cong do việc tài xế điều khiển xe không đúng quy cách. Việc thường xuyên phải phanh gấp, khiến cho độ ma sát tăng cao, gây mài mòn và vượt quá khả năng xử lý của hệ thống đĩa phanh. Vì vậy, thay vì hình dạng bằng phẳng giống như vốn có, thì đĩa phanh sẽ bị biến dạng đi, chỗ này nâng lên chỗ kia hạ xuống. Khi đĩa phanh của xe bị biến dạng, bộ phận kẹp phanh và má phanh lại không thể siết chặt những đĩa phanh để cho chiếc xe dừng lại an toàn và từ đó xe ô tô bắt đầu hiện tượng rung lắc, giật mạnh. 

 Hệ thống phanh lỗi

Với trường hợp kiểu này, chủ xe nên đưa chiếc xe tới những gara hay trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp, để thợ sửa chữa giúp bạn tháo đĩa phanh hoặc trống phanh ra, nhằm mục đích vệ sinh và nắn lại nếu đĩa phanh bị cong vênh. Còn với trường hợp nếu đĩa phanh đã bị mài mòn không đồng đều, thì thợ sẽ sử dụng tới máy tiện để loại bớt lớp bên ngoài, làm cho bề mặt đĩa phanh phẳng và trơn tru hơn, giảm hẳn tình trạng rung giật và khi phanh cũng ăn hơn. Tuy nhiên, các chủ xe cũng không nên lạm dụng điều này vì sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới niên hạn sử dụng của phanh hoặc trống phanh. Bởi vì, càng vào bên trong các lớp kim loại thì càng nhanh bị mài mòn, việc gia công hệ thống phanh chỉ tốt ở bên ngoài bề mặt.

 

Lưới thay lọc xăng

Bộ phận lọc nhiên liệu đảm nhiệm vai trò cung cấp một nguồn nhiên liệu sạch để bộ máy vận hành ổn định, đồng thời đảm bảo cho những chi tiết trong hệ thống động cơ cũng được vệ sinh sạch sẽ khi có nhiên liệu đi qua. Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành máy, phần lọc xăng sẽ bị đóng cặn bẩn, dẫn đến chất lượng nhiên liệu bị kém đi cũng như không cung cấp đủ nhiên liệu sạch đến hệ thống vòi phun. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến cho ô tô bị giật khi đang di chuyển. 

 Lưới thay lọc xăng

Khi gặp hiện tượng này, tài xế cần mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng xe uy tín để kiểm tra hệ thống lọc nhiên liệu. Hệ thống lọc xăng có tác dụng làm sạch phần nhiên liệu trước khi đưa vào buồng đốt cháy và đảm bảo vệ sinh cho bình chứa cũng như những chi tiết khác trong hệ thống động cơ khi nhiên liệu đi qua. Một số lái xe thường không để ý đến bộ phận này mỗi lần bảo dưỡng xe, dẫn đến việc lọc xăng không được kiểm tra theo định kỳ. Từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng của nhiên liệu và việc cung cấp đầy đủ nhiên liệu cho vòi phun. Đó là nguyên do tại vì sao chiếc xe bị giật khó chịu khi chuẩn bị tăng tốc.

Cảm biến nhiệt độ và bộ làm mát ECT

Bộ cảm biến nhiệt độ nước làm mát nếu bị hư hỏng cũng có thể gây ảnh hưởng tới công suất của hệ thống động cơ lẫn hệ thống nhiên liệu. Bộ phận ECU sử dụng tín hiệu của cảm biến ECT để quyết định lượng nhiên liệu phun vào trong buồng đốt, tùy thuộc vào nhiệt độ của động cơ. Do vậy, khi cảm biến này bị hư hỏng thì động cơ sẽ bị tiêu hao nhiên liệu khá lớn, kèm thêm tình trạng rung giật mạnh hoặc dễ chết máy khi gặp trời lạnh.

 Cảm biến nhiệt độ và bộ làm mát ECT

Cảm biến khối lượng không khí nạp vào AFM

Phần cảm biến AFM nằm trên đường ống nạp, vì vậy nó dễ bị bám nhiều bụi bẩn và làm cho tín hiệu của cảm biến gửi về cho bộ xử lý trung tâm bị sai lệch đi. Khi đó hệ thống động cơ sẽ có biểu hiện như: giảm công suất, rung lắc mạnh khi chạy cầm chừng và có thể ô tô bị giật khi tăng ga. Chủ xe có thể tự mình kiểm tra cảm biến bằng đồng hồ VOM, để xem hoạt động của bộ cảm biến có chính xác hay không. Ngoài ra, bơm nhiên liệu, bướm ga, ron làm kín nắp máy hay rò rỉ chân không cũng có thể khiến cho động cơ bị rung hay giật khi đang hoạt động.

II. Cách xử lý ô tô bị giật

Việc chiếc xe ô tô bị giật khi đạp chân ga sẽ dễ khiến cho chủ xe bị mất tập trung khi đang tham gia giao thông, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây tai nạn. Do đó, chủ xe cần đưa ra những cách xử lý phù hợp giúp chiếc xe được vận hành êm ái và ổn định hơn. Bạn có thể tham khảo những bước khắc phục đơn giản sau, trước khi mang xe đến những cơ sở bảo dưỡng: 

- Bước 1: (Lựa chọn thời điểm để lên số) Khi vòng tua động cơ lớn sẽ khiến xe bị gằn và ống xả phát ra nhiều tiếng kêu to. Do đó, khi tài xế muốn tăng tốc cần phải xác định đúng thời điểm chuyển số muộn hơn so với vòng tua;

- Bước 2: (Giải phóng chân ga) Sau khi xác định được thời điểm lên số hợp lý, chủ xe sẽ giải phóng chân ga và đạp chân côn hết cỡ. Lưu ý rằng phải đạp hết chân côn để không gây tổn hại cho bộ hộp số khi chuyển số;

- Bước 3: (Chuyển cần số lên cao hơn) Tài xế cần thực hiện chuyển cần số cao rồi bỏ chân côn đạp chân ga. Nên thực hiện đồng thời khi mới khởi động ô tô để tránh hiện tượng chiếc xe bị giật.

 Cách xử lý ô tô bị giật

Trên thực tế, những bước ở trên chỉ có tác dụng khắc phục vấn đề một cách tạm thời. Để đảm bảo an toàn hơn trong quá trình sử dụng cũng như tuổi thọ của động cơ xe, chủ xe nên đưa ô tô đến những trung tâm sửa chữa uy tín để kiểm tra. Ngoài ra, việc bảo dưỡng xe định kỳ cũng là phương án tối ưu nhất giúp phát hiện kịp thời những vấn đề hư hỏng cần sửa chữa. 

 

Như vậy, có thể thấy rằng việc ô tô bị giật rung lắc thường xuyên có liên quan rất lớn tới hệ thống máy móc, động cơ bên trong. Nếu không để ý hoặc nắm chắc nguyên nhân và cách xử lý kịp thời thì sẽ gây mất an toàn cả về người lẫn của. Do vậy, các chủ xe cần phải thường xuyên kiểm tra những chi tiết động cơ và bảo dưỡng xe theo đúng định kỳ để hạn chế việc chiếc xe gặp trục trặc, hỏng hóc. Hơn nữa, việc chọn nơi bảo dưỡng xe ô tô uy tín, chất lượng cũng nên lưu tâm.

Bài tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. KATAVINA KHÔNG KINH DOANH sản phẩm/dịch vụ trên.

Các tin khác

Cuối năm luôn là thời điểm sôi động của thị trường ô tô tại Việt Nam, khi người tiêu dùng tranh ...
Hệ thống điều hòa trên ô tô là một bộ phận không thể thiếu, đảm bảo sự thoải mái cho hành ...
Audi RS e-tron GT là một trong những mẫu xe điện hấp dẫn nhất trên thị trường năm 2024. Với thiết ...
Nhiều người từng hoài nghi về chất lượng các dòng xe”Tàu”, trong đó có xe ô tô Trung Quốc Zotye Z8,  ...
Vào dịp cuối năm, nhu cầu mua sắm xe 5 chỗ gầm cao dưới 700 triệu tại Việt Nam tăng cao, ...
Tìm mua xe 5 chỗ gầm cao giá 500 triệu chất lượng không hề dễ dàng trong bối cảnh thị trường ...
MG HS 2022 là mẫu SUV hạng trung đến từ thương hiệu MG, được nhập khẩu và phân phối tại Việt ...
Giống như bất kỳ linh kiện nào khác, ắc quy ô tô có thể bị hư hỏng sau một thời gian ...
Yêu cầu tư vấn