Mâm Xe Là Gì? Tìm Hiểu Công Dụng Và Cách Chọn Mâm Xe Phù Hợp
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao mâm xe lại đóng vai trò quan trọng đến vậy trong việc vận hành một chiếc xe? Mặc dù một bộ phận quen thuộc, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mâm xe. Cùng tìm hiểu mâm xe là gì? Công dụng và cách chọn mâm xe phù hợp trong bài viết dưới đây nhé.
Mâm xe là gì?
Mâm xe hay còn gọi là lazang (la-zăng) hoặc vành xe, là bộ phận quan trọng của bánh xe ô tô. Được làm chủ yếu từ hợp kim nhôm để giúp giảm trọng lượng, mâm xe kết nối trực tiếp lốp xe với trục bánh xe, từ đó truyền lực quay của trục xe xuống tới lốp xe giúp cho xe chuyển động.
Mâm xe hay còn được gọi là lazang hoặc vành xe
Tùy thuộc vào kích thước và tải trọng của trục xe, các loại mâm xe sẽ được kết nối với trục bằng một số lượng khớp nối nhất định. Đối với những xe tải có tải trọng trục thấp, thường sử dụng từ 4 đến 6 khớp nối. Với các loại xe tải có tải trọng lớn hơn, số lượng khớp nối sẽ tăng lên, có thể đạt tới 10 khớp hoặc thậm chí nhiều hơn. Số lượng khớp nối này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu tải, độ bền và sự ổn định của hệ thống truyền động.
Công dụng của mâm xe ô tô là gì?
Mâm xe ô tô đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc vận hành của xe. Nó không chỉ là một bộ phận trang trí mà còn đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu. Cụ thể, mâm xe mang đến những công dụng như sau:
-
Kết nối lốp xe và trục xe: Mâm xe là cầu nối giữa lốp xe và trục bánh xe, giúp truyền lực quay từ trục bánh xe xuống lốp, tạo ra lực kéo để xe chuyển động.
-
Đảm bảo an toàn: Mâm xe chịu tác động trực tiếp từ mặt đường, giúp hấp thụ một phần lực va đập, bảo vệ các bộ phận khác của xe và đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách.
-
Tăng cường tính ổn định: Mâm xe có thiết kế đặc biệt giúp tăng cường độ bám đường, giúp xe ổn định khi di chuyển, đặc biệt khi vào cua hoặc phanh gấp.
-
Tản nhiệt: Mâm xe còn có tác dụng tản nhiệt cho phanh đĩa, giúp phanh hoạt động hiệu quả hơn.
-
Cải thiện hiệu suất: Mâm xe nhẹ sẽ giúp giảm trọng lượng không cần thiết của xe, từ đó giúp xe tăng tốc nhanh hơn, tiết kiệm nhiều nhiên liệu và cải thiện khả năng xử lý.
-
Tăng tính thẩm mỹ: Mâm xe còn là một phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp của chiếc xe, giúp xe trở nên thể thao và sang trọng hơn.
Công dụng của mâm xe ô tô
Các thông số quan trọng nhất của mâm xe ô tô
Mâm xe ô tô vô cùng đa dạng về kiểu dáng và kích thước phù hợp với từng loại xe và sở thích của người dùng. Để lựa chọn mâm xe phù hợp, bạn cần hiểu rõ về các thông số kỹ thuật quan trọng sau:
-
Đường kính mâm (Rim Diameter): Khoảng cách từ mép ngoài của mâm đến mép ngoài đối diện, thường được đo bằng inch.
-
Chiều rộng mâm xe (Wheel Width): Được đo bằng đơn vị inch là khoảng cách giữa hai mép ngoài của mâm.
-
Wheel Center: Điểm giữa của mâm xe
-
Độ lệch (Offset): Khoảng cách từ mặt phẳng tâm của mâm đến mặt phẳng tiếp xúc giữa mâm và moay-ơ.
-
Backspacing: Thông số chỉ khoảng cách từ bề mặt tiếp xúc đến mép phía trong của mâm.
-
Centerbore: Thông số đo kích thước lỗ trống phía sau của mâm, xác định chính xác khoảng cách lỗ trống để bánh xe lắp khít vào trục, giúp trục không bị rung lắc/
-
Bolt Circle: Vòng bulông hay còn gọi là đường kính bulong
-
Số lỗ tùy chọn vào kích thước và cấu tạo của từng loại mâm xe
Các thông số quan trọng nhất của mâm xe
Các loại mâm xe ô tô phổ biến nhất hiện nay
Với vô vàn mẫu mã mâm xe ô tô trên thị trường hiện nay, việc lựa chọn một bộ mâm phù hợp không chỉ đơn thuần là thay đổi diện mạo cho xế yêu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất vận hành và trải nghiệm lái xe. Do đó, việc tìm hiểu kỹ về đặc điểm của từng loại mâm là điều vô cùng cần thiết để người tiêu dùng đưa ra quyết định sáng suốt.
Mâm bằng sắt
Mâm sắt, chủ yếu được sản xuất từ sắt, thường được trang bị cho các dòng xe tải, xe chuyên dụng và các loại xe khác.
Ưu điểm:
-
Giá thành rẻ nhất so với các loại mâm khác
-
Độ bền cao, chịu lực tốt
-
Dễ dàng sửa chữa, thay thế
Nhược điểm:
-
Nặng, làm tăng tiêu hao nhiên liệu
-
Mẫu mã còn hạn chế, chưa có nhiều sự phong phú.
-
Nếu không được bảo dưỡng tốt, mâm xe sẽ dễ bị gỉ
Lựa chọn mâm ô tô bằng sắt phù hợp với nhu cầu sử dụng
Mâm hợp kim nhôm
So với mâm sắt, mâm đúc hợp kim nhôm được ưa chuộng hơn nhờ cấu tạo hợp kim nhôm pha thêm nguyên tố như mangan, magie, thiếc và đồng. Nhờ đó, mâm nhôm nhẹ hơn, bền hơn và có thiết kế đa dạng hơn. Chính vì vậy, mâm nhôm được ứng dụng rộng rãi trên nhiều dòng xe từ phổ thông đến xe hạng sang.
Ưu điểm:
-
Nhẹ hơn mâm sắt, giúp giảm tiêu hao nhiên liệu
-
Tản nhiệt tốt, giúp phanh bền hơn
Nhược điểm:
-
Giá thành sản phẩm cao hơn mâm sắt
-
Khi va chạm mạnh, mâm xe dễ bị biến dạng
Mâm ô tô hợp kim nhôm được ưa chuộng trên thị trường
Mâm sợi carbon
Mâm sợi carbon được làm từ những sợi carbon liên kết chặt chẽ với nhau. Giống với mâm hợp kim magie, mâm sợi carbon được trang bị trên những dòng siêu xe, xe hiệu và xe đua.
Ưu điểm:
-
Siêu nhẹ, giúp tăng tốc và tiết kiệm nhiên liệu tối đa
-
Độ cứng cao, chịu lực tốt
-
Thiết kế độc đáo, thể thao
Nhược điểm:
-
Giá thành cực kỳ đắt, khó sửa chữa khi bị hư hỏng
-
Ít phổ biến trên thị trường
Mâm sợi carbon được làm từ những sợi carbon liên kết với nhau
Hiện nay, mâm hợp kim nhôm đang là lựa chọn hàng đầu cho hầu hết các dòng xe ô tô, từ phổ thông đến hạng sang. Nhờ những ưu điểm vượt trội về trọng lượng nhẹ, thiết kế đa dạng và độ bền cao, loại mâm này đã chiếm được lòng tin của đông đảo người tiêu dùng.
Cách chọn mâm xe ô tô phù hợp cho bạn
Trước hết, khách hàng nên lựa chọn mâm xe (lazang) dựa trên 2 yếu tố chính là chất liệu và kích thước. Hiện nay, thị trường cung cấp đa dạng các loại mâm xe như mâm sắt, mâm hợp kim, mâm sợi carbon,.... Việc lựa chọn kích thước mâm không phù hợp không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn liên quan trực tiếp đến hiệu suất vận hành và độ an toàn của xe. Nếu chọn mâm xe không tương tích, lốp xe dễ bị hư hỏng, ảnh hưởng đến khả năng bám đường và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Ngoài kích thước, các thông số kỹ thuật khác của mâm xe như PCD ( đường kính vòng tròn bu lông), ET (offset) cũng cần được xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo mâm xe lắp vừa khít và cân bằng với hệ thống treo.
Thông thường, các dòng xe hạng A( như Kia Morning) thường trang bị mâm xe có kích thước từ 13-15 inch. Xe hạng B có kích thước mâm xe lên tới 16 inch. Còn dòng xe hạng C và xe bán tải thường có kích thước từ 16-18 inch trở lên. Tuy nhiên, đây chỉ là thông số chung và có thể thay đổi tùy thuộc vào từng mẫu xe cụ thể.
Qua những thông tin trên, chúng ta đã cùng tìm hiểu về mâm xe ô tô là gì, công dụng và cách chọn mâm xe phù hợp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về bộ phận quan trọng này của xe ô tô.