Chia Sẻ “Tip” Lái Xe Đường Đèo Tuyệt Đối An Toàn

Phần lớn các vụ tai nạn giao thông trên những đường đèo đều xảy ra ở những khúc cua, vì những nơi này luôn hạn chế tầm nhìn. Do đó mỗi khi lái xe đường đèo phải cẩn trọng, nên chú ý quan sát, giảm tốc độ, cua tròn, bóp còi báo hiệu, không lấn sang làn ngược chiều và tuyệt đối không cua gấp.
Việt Nam là dải đất hình chữ S với nhiều cung đường đèo nguy hiểm nhưng cũng vô cùng nổi tiếng, tạo nên nét riêng biệt đặc trưng của vùng miền và còn là nơi thử thách những trái tim ưa mạo hiểm và chinh phục. Những cung đường nổi tiếng như đèo Hải Vân, đèo Bảo Lộc, đèo Mã Pí Lèng hay Ô Quy Hồ,... Nép mình giữa núi non hùng vĩ, sở hữu vẻ đẹp tiềm ẩn, toát lên sức hút thanh thoát, đầy bí hiểm. Lái xe đường đèo, đường trường khó khăn luôn là thử thách đối với những người lái xe ô tô. Bởi đây là những nơi có địa hình hiểm trở, nhưng những cung đường này không thể không đi lại. Vậy lái xe đường đèo sao cho an toàn, vừa thỏa mãn thú vui chinh phục vừa an toàn tuyệt đối cho những người ngồi trên xe. Đây trở thành thử thách đối với những tài xế ô tô
Lái xe đường đèo

1. Lái xe đường đèo bằng số tự động AT

Trên thực tế cách lái xe số tự động đơn giản hơn nhiều so với số sàn, nhưng đó chính là ở trong những điều kiện bình thường. Còn nếu khi đổ đèo thì sẽ có nhiều trường hợp người lái cần chuyển về chế độ số tay để có thể dễ kiểm soát tốc độ hơn. Đa số các dòng xe ô tô có hộp số tự động AT, hộp số ly hợp kép DCT hay hộp số vô cấp CVT,.. đều sẽ có bố trí gần như giống nhau gồm các chế độ như: P (đõ), N (tự do), R (lùi), D (tiến),... Ngoài những ký hiệu số tự động cơ bản như vậy, xe ô tô có hộp số tự động AT còn thường có thêm các ký hiệu số tay ở dạng M+/-, D (D2, D3), L (L2)... Chế độ số tay này có thể điều khiển thông qua lẫy chuyển số trên vô lăng cũng như cần số.
Lái xe đường đèo bằng số tự động AT

1.1 Cách leo đèo, đổ đèo với hộp số tự động AT

Cách leo đèo bằng xe số AT hay di chuyển trên đường trường bình thường, người lái chỉ cần để nguyên số D. Lúc đó ECU sẽ tính toán và tự động chuyển số phù hợp dựa trên tốc độ và vị trí bướm.
Khi đổ đèo bằng xe số tự động sẽ phức tạp hơn khi leo đèo. Khi xuống đèo xe sẽ có xu hướng lao nhanh theo quán tính. Nếu chỉ kiểm soát tốc độ bằng cách rà phanh liên tục thì khi đó hệ thống phanh sẽ chịu áp lực rất lớn, dễ gây nóng phanh, cháy phanh thậm chí sẽ bị mất phanh. Vì thế để kiểm soát tốc độ khi xe đổ đèo một cách an toàn, người lái phải sử dụng phanh động cơ.
Cách leo đèo, đổ đèo với hộp số tự động AT
Để phanh động cơ bằng xe số tự động, người lái xe hãy chuyển về chế độ số tay, cho số về chế độ thấp như L2, D3 hoặc M- tùy theo bố trí ở một xe. Khi này thế năng sẽ là động lực kéo xe, còn động cơ sẽ giúp phanh hãm xe lại.
Trong trường hợp đã về L2, D3 hoặc M- nhưng xe vẫn lao nhanh, tốc độ không được đảm bảo độ an toàn thì cần dùng đến phanh nhiều khi đó tiếp tục hạ số, kéo cần số về chế độ D2, L hoặc M- một lần nữa. Cho tới khi nào xe đạt ở tốc độ khoảng 40 - 50 km/h, không cần nhấp chân phanh thì  có nghĩa bạn đã chọn số phù hợp với độ dốc của đèo. Lúc này chỉ cần đạp phanh khi cần, không nhất thiết phải đạp phanh liên tục.

Với những dốc lên xuống liên tục thì tốt nhất nên chọn chế độ tay để đi đèo. Luôn áp dụng nguyên tắc “lên số nào về số đó” điều này sẽ giúp bạn không phải thao tác tay nhiều.

 

1.2 Lái xe đường đèo bằng số sàn MT an toàn

Lái xe đường đèo bằng số sàn MT an toàn
Khi leo đèo bằng xe với hộp số sàn, người lái cần sử dụng cả côn - ga - số phù hợp với độ dốc của đường đèo. So với xe số tự động thì cách lái xe số sàn đi đèo sẽ phức tạp hơn.
Khi xe leo đèo cần chuyển xe về số thấp để có thể tăng lực kéo như số 3 số 2 hoặc số 1. Không có bất cứ quy định nào về việc leo đèo thì phải chọn số mấy. Bởi việc chọn số còn tùy vào địa hình của đèo, dốc. Cũng không nhất định phải giữ nguyên một số để leo qua đèo mà cần phải linh hoạt theo địa hình con dốc và từng đoạn đường.
Theo kinh nghiệm được đúc kết từ nhiều tài xế thì đi đường đèo cần phối hợp giữa côn - ga - số sao cho giữ được đà của xe và không khiến động cơ bị quá tải. Tùy vào từng công suất và tải trọng của từng xe mà canh vòng tua máy phù hợp. Thông thường các vòng tua máy nên để trên mức 2000 vòng/phút, để tránh máy xe có thể bị yếu đi dẫn đến mất đà. Ngược lại cũng không nên để tua máy quá cao như trên 3000 vòng/phút bởi sẽ khiến cho động cơ làm việc vất vả hơn.
số sàn MT
Khi xe đi xuống đèo cần sử dụng phanh của động cơ, áp dụng nguyên tắc lên số nào về số đó. Trong trường hợp tốc độ xe đi xuống dốc hơi nhanh thì có thể về số thấp hơn so với lúc lên. Nếu khi đang đổ đèo mà gặp những đoạn dốc thoải hơn thì xe sẽ bị gì chậm lại, có thể đạp chân côn để xe trôi tự do một đoạn ngắn sau đó hãy nhả côn để cho xe tiếp tục được hãm bằng động cơ. Tránh ra vào số liên tục sẽ dễ bị dẫn đến việc khi cần thiết lại không thể vào số phù hợp.
 

2. Chia sẻ kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn nhất

Những kinh nghiệm lái xe đi đường đèo an toàn được các tài xế chia sẻ với nhau để có thể nâng cao kỹ thuật lái xe cho mọi người, tránh phạm những lỗi sai dẫn đến nhiều hậu quả. Khi xe ở trong tình trạng một bên là vực thẳm một bên là vách núi, nếu xảy ra những tình huống nguy hiểm xe thường sẽ không thể kiểm soát được. Khi đó khả năng va chạm là rất cao. Vì thế tuyệt đối bạn phải đi đúng phần đường của mình, không được lấn sang làn đường bên cạnh. Điều này rất dễ xảy ra tai nạn.
Chia sẻ kinh nghiệm lái xe đường đèo an toàn nhất

2.1 Không nên bám sát vào vạch kẻ đường

Khi di chuyển trên đường đèo, một số người kém ý thức thường phóng rất nhanh, lấn làn hay vượt ẩu,.. điều này rất dễ đẩy các phương tiện đi ngược chiều vào những tình huống khó khăn. Vậy nên, để đảm bảo an toàn cho bạn và những xe khác thì không nên bám quá sát vào vạch kẻ đường, nhất là khi xe bạn đang vào cua, lái xe đường trơn, lái xe đường có sương mù,... Nên để lại khoảng trống đề phòng các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Tốt hơn hết là bạn phải bám vạch để tránh xe đi ngược chiều, nếu thấy xe chạy ngược chiều, chạy với tốc độ cao, “chém đường” khi vào cua thì tốt nhất nên cho xe bám theo những vạch giới hạn hay cọc tiêu bên phải để né những xe chạy ngược chiều.
Không nên bám sát vào vạch kẻ đường

2.2 Luôn chạy đúng tốc độ quy định 

Ở các đoạn đường trên đèo thường có những biển báo giới hạn tốc độ. Những tài xế cần tuân thủ đúng tốc độ này để luôn đảm bảo an toàn. Khi thấy đường vắng cũng không nên chạy quá tốc độ, nên nếu gặp những tình huống bất ngờ sẽ không kịp xử lý. Nếu xe bị bấm còi hối thúc hãy chủ động tấp vào và nhường đường cho xe sau vượt nếu đảm bảo an toàn.
 

2.3 Luôn giữ khoảng cách an toàn 

Một trong những kinh nghiệm leo đèo an toàn đó chính là cần giữ khoảng cách với xe phía trước. Dù khi lên đèo hay xuống đèo tuyệt đối cũng không bám đuôi, nhất là với những xe tải lớn hay xe container và đầu kéo… Việc giữ khoảng cách an toàn sẽ giúp những người lái xe có thể xử lý kịp thời những tình huống khẩn cấp như phanh gấp.
Luôn giữ khoảng cách an toàn
Phần lớn các vụ tai nạn giao thông trên những đường đèo đều xảy ra ở những khúc cua, vì những nơi này luôn hạn chế tầm nhìn. Do đó mỗi khi lái xe đường đèo phải cẩn trọng, nên chú ý quan sát, giảm tốc độ, cua tròn, bóp còi báo hiệu, không lấn sang làn ngược chiều và tuyệt đối không cua gấp.
Bài tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. KATAVINA KHÔNG KINH DOANH sản phẩm/dịch vụ trên.

Các tin khác

KIA Sorento 2024 là mẫu xe đã được nâng cấp toàn diện và được nhiều chuyên gia đánh giá hấp dẫn ...
Honda BR-V là một loại xe đa dụng 7 chỗ ngồi được thiết kế để phục vụ nhu cầu di chuyển ...
Toyota Avanza đã trải qua một cuộc biến đổi toàn diện để trở thành một đối thủ đáng gờm trong phân ...
Giá xe Ford Explorer 2024 đã được cập nhật, có thể thấy rằng phiên bản mới nhất này có sự cải ...
Mitsubishi Outlander 2024 là mẫu crossover 7 chỗ với phân khúc hạng C của hãng xe Mitsubishi. Thiết kế xe không ...
BMW X5 là dòng xe đặt nền móng cho xe hơi phân khúc Sport Activity Vehicle (SAV) hạng sang. Siêu phẩm ...
Kia Soluto là một mẫu xe sedan đẳng cấp và tiện ích trong phân khúc xe cỡ nhỏ. Với thiết kế ...
Giá xe Accent vẫn được giữ nguyên, không thay đổi trong lần nâng cấp gần nhất năm 2024. Tuy nhiên, nhà ...
Yêu cầu tư vấn