Kỹ Thuật Phanh Gấp An Toàn

Khi tham gia giao thông, người lái xe ô tô thường xuyên phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm không thể lường trước được, do đó cần phải phanh gấp xe để đảm bảo an toàn. 
Khi tham gia giao thông, người lái xe ô tô thường xuyên phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm không thể lường trước được, do đó cần phải phanh gấp xe để đảm bảo an toàn. Nếu như tài xế không nắm vững kiến thức và kỹ thuật khi phanh xe ô tô, thì rất dễ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, cả về người lẫn vật chất. Việc phanh xe ô tô không chỉ đơn giản là dừng xe mà còn là đảm bảo tốc độ và vào cua ổn định. Nếu người tài xế có đầy đủ kiến thức về hệ thống phanh và kỹ thuật phanh xe ô tô đúng cách thì có thể giúp lái xe an toàn, hiệu quả hơn. Bài viết bổ ích dưới đây sẽ giúp mọi người tìm hiểu kỹ hơn về những kỹ thuật phanh xe và một vài lưu ý quan trọng khi phanh ô tô.
phanh gấp

I. Phanh gấp khi nào?

Thông thường, khi xe ô tô đang di chuyển trên đường với tốc độ cao và bất ngờ gặp phải vật cản thì lúc này, xe cần phải phanh gấp để hạn chế tình huống va chạm. Lúc này, người lái cần bình tĩnh xử lý, nắm chắc vô lăng và từ từ rà, nhấp phanh hoặc nhấn phanh gấp tùy theo từng tình huống xảy ra. Tuy nhiên, nếu phanh xe gấp khi đang di chuyển với vận tốc lớn, sẽ dễ gặp hiện tượng bó phanh xe, gây trượt bánh hoặc khóa bánh dẫn đến tình trạng xe mất lái, cực kỳ nguy hiểm. 
Phanh gấp khi nào

II. Kỹ thuật phanh gấp an toàn

Nếu nắm vững kỹ thuật phanh gấp an toàn và đúng cách sẽ giúp cho người lái hạn chế bối rối, căng thẳng và có thể chủ động xử lý những tình huống bất ngờ khi đang di chuyển. Dưới đây là một vài gợi ý khi cần phanh xe gấp mà cánh lái xe nên tham khảo, để quá trình điều khiển phương tiện xe hơi trở nên an toàn và dễ dàng hơn:
  • Đạp/nhả phanh xe theo nhịp (nếu không có hệ thống ABS):
Nếu như ô tô bạn không có hệ thống chống bó cứng phanh ABS, thì khi xe đang chạy với tốc độ cao mà phanh xe gấp sẽ rất dễ gặp hiện tượng bó phanh nguy hiểm. Do đó, người lái xe cần phải áp dụng đúng kỹ thuật phanh để tránh cho chiếc xe bị mất kiểm soát trong những tình huống này. Cách để tránh bó cứng phanh đó là phải đạp/nhả phanh liên tục và dứt khoát. Khi cần phanh, tài xế nắm chắc tay lái, giữ thẳng đầu vô lăng và thay vì nhấn giữ phanh thì hãy lần lượt nhấp/nhả phanh liên tục. Thao tác này sẽ giúp giảm quá trình ma sát, giảm áp lực phanh xe, từ đó chiếc xe có thể giảm tốc độ một cách an toàn, đặc biệt khi phanh gấp lúc di chuyển với tốc độ cao.
Kỹ thuật phanh gấp an toàn
  • Phanh xe dưới ngưỡng tối đa:
Được hiểu là người lái xe sẽ chủ động đạp phanh tới một lực tối đa và giữ mức đó sao cho chưa vượt qua giới hạn dẫn tới bó phanh, trượt bánh. Kỹ thuật phanh gấp xe này thường được sử dụng ở trên đường đua, nhưng cũng có thể được áp dụng khi lái xe thông thường trên đường. Khi đạp phanh nhiều, dần có kinh nghiệm, chỉ cần dựa vào độ rung lắc của vô lăng thì người lái hoàn toàn có thể nhận biết được lực phanh đã gần chạm ngưỡng hay chưa.
  • Rà phanh xe:
Đây chính là cách phanh xe ô tô được cánh tài xế sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, kỹ thuật này lại không được khuyến khích. Bởi vì việc rà phanh liên tục sẽ tạo ra lực ma sát rất lớn, làm dầu phanh xe dễ bị sôi, có thể gây mất áp suất phanh hay cháy má phanh, khiến cho xe bị mất phanh. Do đó, người lái xe không nên rà phanh quá dài, nhất là ở trong các trường hợp xe đang tải nặng, đang xuống đèo dốc,…Kỹ thuật rà phanh này còn được sử dụng khá nhiều trong đua xe hay trình diễn drift xe. Nếu thực hiện không tốt kỹ thuật này thì rất dễ gặp hiện tượng xe bị thừa lái, dẫn đến xe bị trượt, văng. Với những dòng xe ô tô thông thường (không phải dạng xe đua hay xe thể thao), việc rà phanh nhiều gây tổn hại cực lớn đến hệ thống phanh và lốp xe.
Rà phanh xe:
  • Giảm tốc độ kết hợp với phanh và về số thấp:
Thay vì việc rà phanh với lực mạnh, người lái xe có thể phanh xe một cách an toàn hơn, nhờ vào việc kết hợp cả đạp phanh với chuyển xe về số thấp hơn. Kỹ thuật phanh gấp ô tô này được các chuyên gia khuyên áp dụng khi xe chạy vào những đoạn đường khó di chuyển như đèo dốc hay tải nặng… Khi về số thấp, chiếc xe sẽ được hãm thêm bởi hệ thống phanh động cơ. Điều này giúp làm giảm áp lực, hạn chế được những tình trạng xấu như: cháy má phanh, dầu phanh bị sôi, mất áp suất phanh hay chiếc xe bị mất phanh,… Kỹ thuật này cũng giúp ích rất nhiều trong trường hợp chiếc xe của bạn bị mất phanh.

III. Lưu ý gì khi phanh xe ô tô

Những người lái xe, đặc biệt với những người mới lái, cần nhận biết phanh gấp như nào để an toàn khi tham gia giao thông.  Dưới đây là một vài lưu ý khi phanh xe quan trọng:
Lưu ý gì khi phanh xe ô tô
  • Thường xuyên kiểm tra tổng thể hệ thống phanh xe: 
Những tình huống ảnh hưởng tới phanh xe ô tô rất khó để tài xế có thể kiểm soát hết được. Ngoài những dấu hiệu khiến cho phanh ô tô không ăn, bị tiếng kêu lạ thì còn những nguyên nhân khác khiến chất lượng phanh giảm xuống như lò xo bị gãy, guốc phanh không đồng tâm,… khó có thể phát hiện, để lâu khả năng sẽ gây ra những vấn đề khác lớn hơn. Khi xuất hiện những dấu hiệu khó khăn trong việc phanh xe thì chứng tỏ hệ thống phanh ô tô đang gặp vấn đề cần phải được sửa chữa hoặc thay mới gấp.
  • Kiểm tra kỹ càng hệ thống má phanh ô tô: 
Đây chính là một trong những chi tiết quan trọng cần phải được kiểm tra thật kỹ lưỡng, bởi vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của những người ngồi trên xe. Vì nếu má phanh ô tô bị mòn trong quá trình sử dụng, lâu dài sẽ khiến cho hiệu năng vận hành giảm xuống, áp suất phanh ô tô cũng giảm, từ đó làm nóng đĩa phanh ô tô và cũng sẽ khiến cho đĩa phanh nhanh chóng bị mòn theo.
  • Hạn chế những thói quen xấu khi phanh xe:
- Thói quen phổ biến đầu tiên rất dễ gây hại đến cho hệ thống phanh ô tô đó là nhiều chủ xe có thói quen về số P, tắt máy rồi mới kéo phanh tay. Điều này về lâu về dài sẽ ảnh hưởng lớn tới tuổi thọ và độ bền của hệ thống bánh răng bên trong hộp số.
Hạn chế những thói quen xấu khi phanh xe
- Một thói quen phổ biến khác đó là nhiều người có thói quen rà phanh xe khi đang đổ dốc hoặc xuống đèo. Như đã nói ở trên, kỹ thuật phanh gấp này vô cùng nguy hiểm. Vì thế, người lái xe khi đổ đèo hoặc xuống dốc nên tuân theo nguyên tắc “lên số nào, xuống số đó” để làm giảm áp lực cho hệ thống phanh xe.

- Ngoài ra, còn một vài thói quen khác mà nhiều tài xế mắc phải, đó là không thay dầu phanh xe định kỳ khiến cho phanh bị mất tính trợ lực. Chủ xe cũng nên bảo dưỡng phanh ô tô theo định kỳ để phát hiện lỗi trên hệ thống phanh kịp thời, tránh những nguy cơ gây mất an toàn khi sử dụng.
bảo dưỡng phanh ô tô
Mặc dù những chiếc xe hiện đại ngày nay thường được các hãng xe trang bị đầy đủ những công nghệ hỗ trợ phanh gấp tiên tiến, tuy nhiên đây cũng chỉ là những tính năng hỗ trợ. Việc điều khiển, xử lý chính vẫn do người lái xe thực hiện, đảm nhiệm. Do đó, không được ỷ vào những hệ thống phanh này mà tài xế cần phải nắm vững những kỹ năng khi cần phanh xe. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bạn củng cố thêm nhiều kiến thức và tự tin phanh xe an toàn khi lái xe trên đường phố. 
Bài tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. KATAVINA KHÔNG KINH DOANH sản phẩm/dịch vụ trên.

Các tin khác

Với mức giá đang xuống thấp ở thời điểm hiện tại, BMW i8 chiếc xe biểu tượng của sự sang trọng, ...
Phiên bản mới nhất của Mercedes Maybach năm 2024 không chỉ đơn thuần là bản nâng cấp mà là một tác ...
Ra mắt lần đầu vào năm 2001, Mazda RX-8 đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cả giới chuyên ...
Hãng xe BYD đình đám của Trung Quốc là một đối thủ nặng ký nhất trong cuộc chạy đua về ô ...
Mercedes-AMG C 63 S E Performance là một mẫu xe có hiệu suất cao ấn tượng, nổi bật với những trang ...
Cuộc chạy đua về ô tô điện tại Việt Nam chưa bao giờ hết “hot” khi vừa có sự gia nhập ...
Hyundai Tucson 2024 thế hệ thứ 4 vẫn tiếp tục đem đến cho khách hàng 4 phiên bản lựa chọn đa ...
Hyundai Sonata 2024 xuất hiện với dáng vẻ lột xác đầy táo bạo. Hyundai Sonata 2024 là sự kết hợp hoàn ...
Yêu cầu tư vấn