Hướng Dẫn Cách Đánh Bóng Chóa Đèn Ô Tô
Chóa đèn ô tô là một bộ phận quan trọng, giúp phân bổ ánh sáng của đèn xe, tạo được độ phản quang cao và hỗ trợ tầm nhìn lái tốt khi xe di chuyển. Vậy khi chóa đèn ô tô bị mờ sẽ làm ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động của đèn xe, dẫn đến hạn chế tầm nhìn lái. Các chủ xe cần biết một số cách đánh bóng chóa đèn ô tô để khắc phục tầm nhìn lái bị hạn chế. Đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường.
Đánh bóng chóa đèn của ô tô
1. Chóa đèn ô tô là gì?
Chóa đèn ô tô là một bộ phận giúp tăng cường độ sáng cũng như khả năng phản quang cho đèn xe. Đảm bảo ánh sáng được phân bố đồng đều và khả năng chiếu sáng rộng và xa hơn.
Chóa đèn được làm từ nhiều chất liệu khác nhau và thường được trang bị thêm một lớp phủ crom hoặc tráng bạc làm cho xe trở nên bóng, sáng và làm cho ánh sáng trở nên chân thực hơn. Sử dụng chóa đèn ô tô không những sẽ giúp tăng cường hiệu suất ánh sáng mà còn tiết kiệm được điện năng cho hệ thống đèn xe.
Chóa đèn sẽ giúp đèn xe chiếu sáng gấp 3 đến 4 lần so với bình thường. Khi đó đèn xe sẽ cung cấp tầm nhìn lái tốt và tăng tính thẩm mỹ cho xe. Hơn thế nữa, chóa đèn ô tô còn giúp đảm bảo độ sáng của bóng đèn, làm tăng phạm vi chiếu sáng cũng như giảm đi công suất điện năng tiêu thụ. Chóa đèn ô tô có thể làm từ nhôm, nhựa,.. với sức chịu nhiệt cao từ bóng đèn, an toàn và không gây ảnh hưởng đến môi trường.
Chóa đèn ô tô được chia làm 2 loại cơ bản là chóa đèn rộng và chóa đèn hẹp. Chóa đèn hẹp còn được biết là chóa sâu với góc sâu tới 90 độ và được dùng khi muốn tập trung chiếu sáng ở một khu vực hoặc định vị một điểm nhất định. Ngược lại với chóa đèn sâu thì chóa đèn rộng (chóa nông) lại có góc mở đến 12 độ. Rất phù hợp với mục đích để khuếch tán ánh sáng của đèn xe. Đây được xem là chóa đèn được trang bị để hạn chế tình trạng tai nạn khi di chuyển vào ban đêm.
Vậy khi chóa đèn ô tô bị mờ cũng là lúc bạn nên vệ sinh chóa đèn
Vị trí chóa đèn của ô tô
2. Chóa đèn thường gặp vấn đề gì?
Chóa đèn chịu tác động của ngoại cảnh như hơi ẩm, mưa hay nắng,.. cũng dẫn đến hiện tượng ô tô bị hấp nước, làm cho chóa đèn bị oxy hóa. Việc sử dụng đèn pha ô tô một thời gian dài cũng sẽ khiến cho lớp sơn trên chóa đèn bị tróc ra, dần dần sẽ bị ngấm nước và làm mờ chóa đèn. Việc bảo dưỡng chóa đèn không đúng cách cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho chóa đèn bị ố vàng và làm ảnh hưởng tới khả năng chiếu sáng của đèn.
3. Cách đánh bóng chóa đèn ô tô
Để đánh bóng chóa đèn ô tô và đảm bảo cho việc chiếu sáng thường xuyên hãy lưu ngay những cách sau:
3.1 Đánh bóng chóa đèn ô tô bằng kem đánh răng
Trong kem đánh răng có chứa chất Florua, chất tẩy và chất mài mòn chiếm 50% thành phần giúp làm sạch đèn pha hiệu quả, lấy đi mảng bám trên đèn ô tô. Bởi vậy, nhiều người đã sử dụng kem đánh răng để phục chế đèn pha ô tô và tiết kiệm được chi phí.
Sử dụng kem đánh răng để đánh bóng chóa đèn ô tô
Các bước vệ sinh chóa đèn ô tô bằng kem đánh răng như sau:
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ về mặt của chóa đèn pha trước khi đánh bóng bằng chóa đèn
Bước 2: Sử dụng kem đánh răng xoa đều lên toàn bộ bề mặt chóa đèn
Bước 3: Sử dụng khăn mịn và sạch lau theo hướng từ trong ra ngoài, lau kỹ nhiều lần cho đến khi đèn xe sáng bóng.
Bước 4: Rửa sạch chóa đèn bằng nước sạch và sau đó lau khô
Nên sử dụng loại kem đánh răng không chứa các chất làm mát, bởi các hạt tinh chất có trong kem đánh răng sẽ làm xước về mặt đèn, làm mất tính thẩm mỹ của xe.
3.2 Dùng ruột bơ sáp để vệ sinh chóa đèn
Trong ruột bơ sáp chín sẽ chứa axit, đây là thành phần sẽ đánh tan những mảng bám hay những vết ố vàng. Tăng độ sáng bóng cũng như trong suốt cho đèn xe ô tô. Ngoài ra đây cũng là nguyên liệu tự nhiên và dễ kiếm. Không gây hại tới môi trường, thường được dùng để đánh bóng đèn pha ô tô trong trường hợp đèn bị mục, bị mờ sau quá trình sử dụng lâu dài.
Bơ là nguyên liệu tự nhiên hiệu quả có thể đánh bóng chóa đèn
Cách bước vệ sinh chóa đèn bằng bơ như sau:
Bước 1: Vệ sinh về mặt chóa đèn sạch sẽ
Bước 2: Cắt đôi quả bơ chín, loại bỏ hạt, dùng ruột quả bơ chà lên bề mặt đèn cho đến khi sạch như ý
Bước 3: Làm sạch lại đèn xe bằng nước
3.3 Sử dụng dung dịch hoặc sáp chuyên dụng
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại dung dịch/ sáp đánh bóng đèn pha ô tô chuyên dụng. Những loại sáp hay dung dịch để vệ sinh đèn pha ô tô. Đây là những loại dung dịch có độ làm mịn cao và khả năng ăn mòn thấp.
Dùng sáp chuyên dụng để đánh bóng chóa đèn
Các bước đánh bóng đèn ô tô bằng dung dịch/sáp chuyên dụng như sau:
Bước 1: Luôn phải vệ sinh thật sạch trước khi đánh bóng bằng dung dịch/sáp
Bước 2: Bọc xung quanh đèn xe bằng băng keo để đảm bảo dung dịch không vướng vào lớp sơn xe
Bước 3: Thoa đều dung dịch/sáp lên toàn bộ bề mặt của chóa đèn xe
Bước 4: Sử dụng khăn mịn và sạch chà theo vòng tròn lên bề mặt chóa đèn xe
3.4 Đánh bóng chóa đèn bằng giấy nhám
Đánh bóng chóa đèn bằng giấy nhám là một phương pháp mà mọi người có thể thực hiện tại nhà nhưng đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật đánh bóng bằng giấy nhám. Tránh tình trạng dùng lực tay quá nhiều làm cho xước đèn xe.
Bước 1: Vệ sinh chóa đèn bằng xà bông chuyên dụng.
Giấy nhám cũng có tác dụng làm sạch chóa đèn
Bước 2: Dán băng keo xung quanh đèn xe để đảm bảo không làm xước phần sơn của xe khi thực hiện đánh bóng chóa đèn
Bước 3: Ngâm loại giấy nhám P1500 cho thấm đều nước, sau đó đánh lên chóa đèn theo chiều ngang
Bước 4: Tiếp đó sử dụng giấy nhám P2000 sau khi được thấm đều nước, để đánh theo chiều dọc
Bước 5: Sử dụng sáp hoặc dung dịch đánh bóng đèn chuyên dụng để đánh lau lại bóng đèn một lần nữa
Đây là phương pháp có độ khó cao sẽ tốn nhiều thời gian hơn nhưng lại có hiệu quả lâu dài nhất.
Đánh bóng chóa đèn ô tô cần được thực hiện thường xuyên để luôn đảm bảo rằng chóa đèn sạch sẽ, hỗ trợ ánh sáng tốt nhất. Những chủ phương tiện có thể áp dụng một trong những cách làm đơn giản tại nhà mà KATA đã chia sẻ phía trên. Chúc bạn thành công.
Bài tin tức chỉ mang tính chất tham khảo. KATAVINA KHÔNG KINH DOANH sản phẩm/dịch vụ trên.