Đèn Check Engine Nhấp Nháy Báo Lỗi Gì?

Khi khởi động xe, tất cả các đèn cảnh báo sẽ tắt, trừ một số đèn cảnh báo như đèn cảnh báo thắt dây an toàn hay đèn cảnh báo cửa vẫn đang mở. Tuy nhiên khi xe đang vận hành trên đường, bỗng dưng đèn check engine nhấp nháy thì điều đó có nghĩa là chiếc xe của bạn đang gặp vấn đề. Các vấn đề đó có nguy hiểm hay không, mời quý khách hàng theo dõi bài viết của KATA hôm nay để hiểu thêm cũng như các phương án xử lý lỗi này.

1. Đèn check Engine là gì?

Thông thường, những đèn cảnh báo sáng trên màn hình hiển thị xuất hiện đều có những nguyên nhân và giữ chức năng cảnh báo riêng, đèn check Engine cũng vậy. 
Vậy đèn check Engine là gì? Đây là loại đèn cảnh báo rằng động cơ của xe đang gặp trục trặc liên quan đến hệ thống vận hành hoặc lỗi cơ học. Cảnh báo này có vai trò quan trọng nhất bởi chúng thông báo lỗi liên quan đến động cơ - trái tim của mỗi chiếc xe. 
 
Đèn check engine trên bảng điều khiển của xe
Đèn check engine thường được bố trí ngay trên bảng điều khiển của xe
Đa số nguyên nhân khiến đèn check engine nhấp nháy bắt nguồn từ lỗi động cơ. Mỗi động cơ hiện đại có rất nhiều loại cảm biến và chúng làm nhiệm vụ thu thập thông tin và trả về bộ xử lý trung tâm ECM. Vì vậy khi không nhận được tín hiệu từ cảm biến hoặc các giá trị thu được vượt quá điều kiện cho phép thì đèn báo check engine sẽ sáng. Ngoài ra đèn check engine sáng lên cũng có thể do thành phần cơ học bị hỏng hoặc mất kiểm soát.
Tuy nhiên, đây chỉ là những dự đoán ban đầu và theo kinh nghiệm lâu năm của những kỹ sư ô tô có nhiều năm kinh nghiệm, để biết chính xác xe của bạn đang mắc phải lỗi gì, bạn cần đưa xe đến trung tâm dịch vụ sửa chữa, bảo hành để kiểm tra chi tiết.

2. Các nguyên nhân dẫn đến đèn check engine nhấp nháy

Để hiểu rõ hơn và nhận biết sơ qua được các lỗi của động cơ khiến đèn check engine nhấp nháy. Sau đây là 8 nguyên nhân chính được KATA tổng hợp. 

Đèn check engine vì sao lại sáng

2.1. Nguyên nhân từ hệ thống cảm biến đo gió 

Hệ thống cảm biến đo gió được bố trí ngay phía sau bầu lọc gió có tác dụng đo lưu lượng gió vào trong buồng đốt để từ đó ECO sẽ tính toán lượng nhiên liệu để bơm vào cho phù hợp giúp động cơ hoạt động tối ưu. 
Nếu cảm biến này vì một lí do gì đó như bị đứt dây, lỏng dắt hoặc bị bẩn thì cảm biến đo gió sẽ hoạt động không chuẩn xác dẫn đến tỉ lệ nhiên liệu bơm vào động cơ không được tối ưu và xe sẽ hoạt động kém hiệu quả. 

Cảm biến đo gió trên ô tô bị bám bụi
Cảm biến đo gió trên ô tô bị bám bụi bẩn là một trong những nguyên nhân

2.2. Cảm biến Oxy không hoạt động

Cảm biến Oxy có chức năng đo lượng oxy thoát ra ngoài do không đốt cháy hết để từ đó điều chỉnh lượng nhiên liệu bơm vào. Nếu như cảm biến oxy hoạt động không đúng có thể làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu lên tới 30%. 
Có hai nguyên nhân khiến cảm biến này không hoạt động hoặc đo lường không chính xác: 
  • Đường dây dẫn bị đứt hoặc bị chập chờn, kém. 

  • Do chính cảm biến không hoạt động.

2.3. Hư hỏng bộ lọc khí xả 

Khi động cơ bị ăn dầu hoặc bị đánh lửa sai rất có thể bộ lọc khí xả đã gặp trục trặc. Muội bám vào bộ lọc khí xả dần dần lâu ngày sẽ làm cho bộ lọc bị hỏng và đèn báo check engine bật sáng.

Bộ lọc khí xả gặp vấn đề làm đèn check-engine bật sáng
Muội bám vào bộ lọc khí xả làm đèn check-engine bật sáng

2.4. Dây cao áp hoặc bộ chia điện bị hư hỏng

Hệ thống dây cao áp bị hỏng khiến cho một Bugi nào đó không đánh lửa được, dẫn đến tình trạng nhiên liệu bơm vào không được đốt hết. Nếu không được khắc phục kịp thời, bạn có thể phải trả thêm cả chi phí sửa chữa bộ lọc khí thải.

2.5. Hư hỏng Bugi đánh lửa

Trong điều kiện làm việc khắc nghiệt, bugi có thể bị mòn đầu cực hoặc bugi bị chết, vì vậy ta phải kiểm tra xem là Bugi bị mòn đầu cực hay là chết hẳn để có phương án thay thế tối ưu.

thay thế Bugi không thể đánh lửa
Bugi không thể đánh lửa cần được thay thế

2.6. Van hằng nhiệt (loại điện) bị hỏng

Van hằng nhiệt là một chi tiết nằm ở bên trong hệ thống làm mát của động cơ. Nó đóng vai trò đóng, hoặc mở để cho nước làm mát lưu thông và làm mát động cơ. Nếu van này bị bẩn sau nhiều năm sử dụng hoặc van bị hỏng, đèn check engine sáng lên sẽ báo hiệu cho bạn.

2.7. Nắp bình xăng hở hoặc không chặt

Thông thường nếu nắp bình xăng kín và được đậy chặt thì áp suất trong bình xăng sẽ đạt ở mức tối ưu và cảm biến sẽ đo được mức áp suất đó. Tuy  nhiên trong một số trường hợp nào đó nắp bình xăng bị hở hoặc roăng cao su trầy xước thì  khi đó hệ thống cảm biến cũng phát hiện ra và báo lỗi động cơ. Giải pháp là kiểm tra gioăng bên trong và vặn chặt nắp bình xăng.

Nắp bình xăng chưa được đóng kín
Kiểm tra nắp bình xăng được đóng kín hay chưa

2.8. Kẹt rơ le hoặc hỏng van lọc khí nhiên liệu

Trong quá trình động cơ làm việc, xăng sẽ bị bốc hơi và nếu như không có hệ thống van lọc này thì toàn bộ hơi xăng đó sẽ thoát ra ngoài môi trường. Van này có nhiệm vụ thu hồi hơi xăng rồi đưa qua một bộ lọc và bơm hỗn hợp hơi vào trong buồng đốt. Vì vậy, hơi xăng sẽ không bị thất thoát giúp động cơ hoạt động tối ưu hơn đồng thời tiết kiệm nhiên liệu hơn. 
Nếu van này bị lỗi hoặc hỏng thì xe sẽ báo lỗi engine và chỉ có máy check chuyên dụng mới có thể phát hiện ra loại van này có bị hỏng hay không. 

Kiểm tra xe để phát hiện nguyên nhân đèn check-engine sáng
Kiểm tra xe tại cơ sở uy tín để phát hiện lỗi chính xác khiến đèn check-engine sáng
Có thể nói, đèn check-engine đây là một loại đèn báo phức tạp, liên quan đến rất nhiều hệ thống trên xe. Chính vì vậy khi xe chúng ta báo lỗi hiện tượng này hãy mang xe đến các đại lý, garage ô tô uy tín để kiểm tra chính xác và khắc phục đúng lỗi mà xe gặp phải để tránh trường hợp tiền mất tật mang.

3. Ý nghĩa các màu sắc cảnh báo của đèn check engine

Khi đèn cảnh báo Engine bật sáng, tùy thuộc vào những màu sắc mà đèn hiển thị trên màn hình mà ta có thể xác định được mức độ nguy hiểm của lỗi xảy ra, từ đó đưa ra các bước xử lý tiếp theo một cách kịp thời:
- Đèn check engine sáng vàng: 
Đây là màu sắc mang ý nghĩa cảnh báo. Với đèn báo này, bạn không phải quá lo lắng khi đi trên xe nếu như động cơ không có tiếng ồn bất thường, khí xả không có màu đen và mùi khó chịu, mức tiêu thụ nhiên liệu không tăng một cách bất thường. 
Hãy kiểm tra các vị trí đơn giản có thể kiểm tra như nắp bình xăng đã đậy chặt chưa. Nếu đèn vẫn cảnh báo thì bạn hãy đưa xe đến garage gần nhất và uy tín để có thể kiểm tra chính xác lỗi báo đèn vàng này do đâu mà ra để có thể khắc phục kịp thời.

Đèn cảnh báo sáng màu vàng
Đèn cảnh báo động cơ màu vàng
- Đèn check engine cảnh báo màu đỏ: 
Đây là cảnh báo xe đang gặp nguy hiểm. Ngay khi tín hiệu cảnh báo này phát sáng, bạn tuyệt đối không được tiếp tục di chuyển. Nếu bạn không dừng xe lại kịp thời, các chi tiết khác của xe sẽ bị hỏng theo. 
Ngay lúc đó bạn nên gọi nhân viên kỹ thuật của hãng đến và kiểm tra, xử lý lỗi. Nếu trong trường hợp nhân viên kỹ thuật không có mặt được thì bạn phải thuê xe cứu hộ đến để có thể di chuyển xe đến nơi sửa chữa.

đèn check engine màu đỏ
Không cố điều khiển xe đi xa khi đèn check màu đỏ
 
Trên đây là thông tin thể và chi tiết về các nguyên nhân và biện pháp xử lý khi đèn check engine nhấp nháy. Với những tổng hợp này, hy vọng rằng bạn sẽ tự tin và bình tĩnh khi xử lý các vấn đề liên quan đến lỗi được cảnh báo từ đèn check-engine để điều khiển xe lưu thông an toàn. Chúc bạn luôn có trải nghiệm thú vị cùng với xế yêu của mình!

Các tin khác

Phiên bản Mec C300 được đánh giá là sự kết hợp tinh tế giữa thể thao năng động và sự êm ...
VF9 hay Vinfast VF9 2024 là một mẫu xe SUV điện 7 chỗ cỡ E, cao cấp hơn những dòng xe ...
Mercedes GLC 300 2024 là mẫu xe bán chạy TOP đầu trong phân khúc xe hơi hạng sang đến từ thương ...
Mercedes S450 đã được đưa vào thị trường Việt Nam với mức giá khởi điểm tăng đáng kể so với các ...
Mazda CX-5 sở hữu thiết kế cực cuốn hút, công nghệ hàng đầu phân khúc CUV hạng C mang đến trải ...
VF5 giá bao nhiêu? Một câu hỏi mà gần như các tín đồ xe điện đều quan tâm. VinFast VF5 2024 ...
Với nhiều nét thay đổi từ thiết kế cho đến động cơ cũng như cải tiến thêm trang bị. Ngày 22/3/2024 ...
Ở thế hệ thứ 4 Mazda 3 được đánh giá là mẫu xe hạng C có nhiều sự thay đổi mạnh ...
Yêu cầu tư vấn