Nguyên Lý Hoạt Động Và Hệ Thống Cảnh Báo Va Chạm Trên Ô Tô
Tai nạn giao thông luôn là nỗi ám ảnh thường trực của người tham gia giao thông. Để giảm thiểu tối đa rủi ro và bảo vệ sự an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh, các nhà sản xuất ô tô không ngừng nghiên cứu và phát triển những công nghệ hỗ trợ lái xe hiện đại. Trong số đó, hệ thống cảnh báo va chạm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động và các loại hệ thống cảnh báo va chạm ô tô phổ biến nhất hiện nay.
Hệ thống cảnh báo va chạm giúp giảm thiểu tối đa rủi ro tai nạn giao thông
Hệ thống cảnh báo va chạm trên xe hơi là gì?
Hệ thống cảnh báo va chạm là một công nghệ an toàn tiên tiến được trang bị trên nhiều dòng xe ô tô hiện nay. Hệ thống này giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông bằng cách phát hiện và cảnh báo người lái về nguy cơ va chạm tiềm ẩn.
Hệ thống này luôn tự động theo dõi quá trình điều khiển của người dùng và các yếu tố xung quanh như: Phương tiện phía trước, người đi bộ, chướng ngại vật,...Nhờ đó, hệ thống có thể nhận diện sớm các tình huống tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn.
Hệ thống cảnh báo va chạm một công nghệ an toàn tiên tiến trang bị trên nhiều dòng xe
Khi phát hiện dấu hiệu nguy hiểm, hệ thống sẽ tự động kích hoạt các cảnh báo, bao gồm tín hiệu âm thanh, hình ảnh hiển thị trên màn hình và thậm chí là rung trên vô lăng để tối đa hoá khả năng nhận biết của người lái. Nhờ vậy, khả năng xảy ra va chạm ở mức độ nghiêm trọng của tai nạn có thể giảm thiểu đáng kể, đảm bảo an toàn cho cả người lái, hành khách và những người tham gia giao thông khác.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô
Hệ thống cảnh báo va chạm hoạt động dựa trên sự kết hợp của các cảm biến, radar và camera đặt ở phía trước xe. Các thiết bị này liên tục thu thập thông tin về môi trường xung quanh, bao gồm:
-
Camera và cảm biến radar được bố trí ở đầu xe, liên tục phát ra các sóng radar. Khi gặp vật cản, sóng radar sẽ dội ngược lại và được các cảm biến thu nhận, giúp hệ thống xác định chính xác khoảng cách và tốc độ của vật thể.
Camera và radar được bố trí đầu xe, liên tục phát ra các sóng radar
-
Hệ thống sẽ kích hoạt chế độ cảnh báo khi khoảng cách giữa hai xe không đảm bảo an toàn hoặc hỗ trợ người lái tránh được va chạm bằng cách phanh tự động hoặc căng dây an toàn tự động,....
-
Trên các dòng xe cao cấp, hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp (Emergency Brake Assist) hoạt động như một người bạn đồng hành đáng tin cậy. Khi phát hiện nguy cơ va chạm, hệ thống sẽ tự động tăng cường lực phanh, giúp xe dừng lại nhanh chóng và hạn chế tối đa thiệt hại.
Các loại hệ thống cảnh báo va chạm trên xe ô tô phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, trên xe ô tô được trang bị rất nhiều hệ thống cảnh báo cho những tình huống va chạm khác nhau. Trong đó, có 4 loại hệ thống cảnh báo va chạm được dùng phổ biến nhất:
Hệ thống tự động giảm tốc độ khi có nguy cơ va chạm
Hệ thống tự động giảm tốc độ khi có nguy cơ va chạm sử dụng radar hoặc camera để đo khoảng cách và tốc độ của xe phía trước. Khi khoảng cách quá gần hoặc tốc độ chênh lệch lớn, hệ thống sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo giúp lái xe tránh va chạm kịp thời.
Hệ thống tự động giảm tốc độ khi có nguy cơ va chạm giúp lái xe tránh va chạm kịp thời
Hệ thống cảnh báo làn đường
Hệ thống cảnh báo làn đường sử dụng camera để theo dõi vạch kẻ đường và cảnh báo khi xe có dấu hiệu vượt quá vạch mà không bật xi-nhan. Ngoài ra, hệ thống còn hỗ trợ giúp người lái xe phát hiện ra điểm mù tức thời trong khi điều khiển xe.
Hệ thống phát hiện người đi bộ trong tầm quan sát
Hệ thống phát hiện người đi bộ trong tầm quan sát sử dụng cảm biến để xác định được chuyển động của người tham gia giao thông đường bộ ( kể cả người đi xe đạp và người đi bộ)
Hệ thống nhằm giúp lái xe nhận biết được vật thể đang chuyển động và tránh va chạm trực tiếp với vật thể khác.
Hệ thống phát hiện người đi bộ trong tầm quan sát
Hệ thống phanh chống bó cứng
Hệ thống phanh chống bó cứng có khả năng xác định được bánh xe đang quay hay bị khoá. Khi phát hiện bánh xe có dấu hiệu bị khoá, hệ thống sẽ nhanh chóng điều chỉnh áp lực phanh để bánh xe tiếp tục lăn, giúp người lái duy trì khả năng điều khiển phương tiện, đặc biệt trong những tình huống phanh gấp.
Hệ thống phanh chống bó cứng có khả năng xác định bánh xe đang quay hay khoá
Mặc dù hệ thống chống bó cứng phanh ABS giúp xe giữ được sự ổn định khi phanh gấp, nhưng nó không thể ngăn chặn hoàn toàn các vụ va chạm. Chính vì vậy, nhiều dòng xe hiện đại đã trang bị thêm hệ thống phanh khẩn cấp tự động AEB, giúp xe tự động phanh khi phát hiện nguy cơ va chạm.
Những hạn chế của hệ thống cảnh báo va chạm trên ô tô
Mặc dù hệ thống cảnh báo va chạm là một công nghệ an toàn rất hữu ích, nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định mà người lái cần lưu ý:
-
Tốc độ kích hoạt khác nhau: Nhiều hệ thống chỉ hoạt động hiệu quả ở một khoảng tốc độ nhất định, thường là dưới 30km/h.
-
Hiệu suất cảnh báo bị ảnh hưởng trong điều kiện thời tiết xấu: Khả năng thu hình ảnh của camera sẽ bị ảnh hưởng đáng kể trong điều kiện thời tiết xấu như mưa, tuyết, sương mù, ánh sáng yếu,... từ đó ảnh hưởng đến cảm biến và làm giảm hiệu quả của hệ thống.
-
Giao thông đông đúc: Trong điều kiện giao thông nhiều phức tạp, nhiều vật cản di chuyển nhanh, hệ thống có thể sẽ bị quá tải và đưa ra những cảnh báo sai lệch.
-
Lỗi phần mềm: Giống như mọi thiết bị điện tử khác, hệ thống cảnh báo va chạm cũng có thể gặp lỗi phần mềm, gây ra cảnh báo giả hoặc không cảnh báo khi cần thiết.
Hệ thống cảnh báo va chạm là một công nghệ hữu ích giúp tăng cường an toàn cho người lái và hành khách. Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên đây sẽ giúp cho mọi người hiểu biết hơn về thiết bị cảnh báo thông minh này.