Cách Khắc Phục Ô Tô Chết Máy Giữa Đường
Xe ô tô đang đi bị chết máy không phải là tình trạng hiếm gặp đối với các chủ xe ô tô. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô tô bị chết máy, nhưng chủ yếu đều liên quan đến động cơ. Động cơ vận hành hiệu quả, trơn tru là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý của nhiều bộ phận khác nhau, chỉ cần một trong số những bộ phận có liên quan đến động cơ gặp phải sự cố thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống, dẫn đến hiện tượng chết máy giữa đường. Lỗi này vô cùng nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường trước, thậm chí dẫn đến tai nạn. Bài viết này sẽ làm rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng xe ô tô bị chết máy hoặc dừng đột ngột trên đường. Thông qua đó giúp những người lái xe có biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo an toàn khi lái xe.
I. Hiện tượng ô tô chết máy là gì?
Xe ô tô chết máy có nghĩa khi tài xế đang điều khiển xe ô tô thì đột ngột bị dừng lại và không thể khởi động được hoặc khó khởi động xe. Bạn sẽ gặp những trường hợp xe bị chết máy bất thường trên đường, hầu hết đều là xe đời thấp hoặc xe không được quan tâm chăm sóc, bảo dưỡng hệ thống động cơ định kỳ
Một số trường hợp chết máy xe điển hình như:
- Xe chết máy ngay khi chìm trong nước
- Động cơ chết máy khi vừa giảm ga
- Xe tắt máy khi lên dốc/xuống dốc
II. Nguyên nhân xe bị chết máy là gì?
Có rất nhiều nguyên nhân xe bị chết máy giữa đường điển hình như:
1. Hư van điều áp
Van điều áp có chức năng điều chỉnh áp suất nhiên liệu ổn định trong các bộ chia. Khi van giảm áp gặp sự cố thì áp suất nhiên liệu sẽ bị thay đổi hoặc quá cao hoặc quá thấp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công suất động cơ và là nguyên nhân khiến cho xe ô tô bị chết máy đột ngột.
Dấu hiệu nhận biết là động cơ bị giảm công suất, tăng tốc kém, có khói đen và tiêu hao nhiên liệu bất thường,.. Cách xử lý khi van điều áp bị hỏng hiệu quả nhất là thay van điều áp càng sớm càng tốt, tránh tình trạng hư hỏng thêm các bộ phận khác và đảm bảo an toàn cho tài xế khi di chuyển trên đường.
2. Lọc nhiên liệu bị tắc nghẽn
Hệ thống lọc nhiên liệu có chức năng ngăn chặn bụi bẩn và các tạp chất ô nhiễm xâm nhập vào nhiên liệu trước khi vào động cơ. Sau khoảng thời gian dài hoạt động thì bộ lọc nhiên liệu do bị bám quá nhiều bụi bẩn khiến cho nhiên liệu đi vào động cơ không còn đảm bảo. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng xe đang lăn bánh đột ngột bị dừng lại.
Khi lọc nhiên liệu bị tắc thì xe sẽ có biểu hiện như: máy nóng nhanh, tiêu hao nhiên liệu nhanh hơn ban đầu, xe bị ì. Nếu tình trạng này kéo dài động cơ sẽ ngày càng yếu và dẫn đến chết máy khi đạp chân ga. Khi gặp tình trạng này chủ xe rất khó xác định chính xác nguyên nhân. Chính vì thế cách tốt nhất là bạn nên mang xe đến những gara uy tín kiểm tra và thay lọc nhiên liệu càng sớm càng tốt.
3. Hệ thống làm mát ô tô bị lỗi
Một trong những nguyên nhân khiến cho xe ô tô đột ngột bị chết máy là do hệ thống làm mát ô tô gặp sự cố. Nguyên nhân có thể do thiếu nước để làm mát, ngoài ra khi dàn lạnh gặp phải những tình trạng tương tự cũng sẽ dẫn đến những hiện tượng như: Két nước bị tắc, hỏng bơm nước, hư quạt, đứt mối hàn, rò rỉ đường ống, hư van hằng nhiệt,..
Khi hệ thống làm mát của ô tô hỏng thì dấu hiệu điển hình nhất là nhiệt độ động cơ tăng rất nhanh và bạn có thể kiểm tra bằng cách quan sát đồng hồ đo nhiệt độ để nhận biết. Đồng thời động cơ sẽ hoạt động kém hiệu quả hơn và kèm theo tiếng gõ lạ. Đây là lỗi khá nghiêm trọng cần được giải quyết sớm nếu không bề mặt động cơ sẽ bị biến dạng thậm chí là chết máy và xe đột ngột bị dừng lại.
Khi đó bạn cần phải bình tĩnh dừng xe và đỗ xe ở nơi an toàn, thoáng mát. Sau đó tắt hết các thiết bị tiêu thụ điện ở trên ô tô như điều hòa, đợi động cơ nguội rồi mới mở mui xe để kiểm tra. Nếu như chất làm mát đã hết thì bạn hãy đổ đầy lại rồi sau đó nhanh chóng đưa xe đến gara sửa chữa ô tô để được các chuyên viên kiểm tra cho xe.
4. Van không tải bị hỏng
Van chân có vai trò điều chỉnh tiết diện lưu thông của đường dẫn khí phụ thuộc vào nguyên lý hoạt động của động cơ. Khi van không tải bị các cặn bẩn bám bám vào gây tắc nghẽn và ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ không tải của động cơ.
Dấu hiệu điển hình khi van xả gặp lỗi là khi xe đang di chuyển không tải nhưng động cơ có biểu hiện gằn, xe bị nổ ga hoặc chạy không tải thì động cơ bị dừng đột ngột. Khi đó bạn nên làm sạch van không tải hoặc thay thế luôn khi cần thiết.
5. Kim phun xăng bị tắc
Kim phun nhiên liệu có nhiệm vụ phun nhiên liệu đưa vào buồng đốt để đốt cháy hỗn hợp không khí. Sau một thời gian dài hoạt động thì bụi bẩn sẽ báo và kim phun, nếu như không được vệ sinh thường xuyên, kịp thời dễ dẫn đến tắc nghẽn. Khi đó lượng nhiên liệu vào buồng đốt sẽ không đủ. Dẫn đến kích thước và thời điểm phun nhiên liệu không được chính xác. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy nhiên liệu.
Biểu hiện rõ nhất khi gặp lỗi này là thốc ga, máy chạy kém thậm chí xe bị chết máy giữa đường đột ngột.
6. Bugi ô tô bị hỏng
Để một quá trình cháy trong buồng đốt được diễn ra an toàn thì 3 yếu tố sau cực kỳ quan trọng như: tia lửa điện, nhiên liệu và không khí.
Hệ thống đánh lửa sẽ tạo ra tia lửa điện. Hệ thống đánh lửa trên ô tô bao gồm 2 bộ phận chính là bugi và cuộn dây đánh lửa. Chỉ cần một trong 2 chi tiết này không đánh lửa, đánh ra tia lửa yếu hoặc đánh lửa không đúng thời điểm. Tất cả sẽ ảnh hưởng đến quá trình đốt cháy hỗn hợp hòa khí dẫn đến hiện tượng chết máy.
Dấu hiệu nhận biết là máy rung, yếu, khó khởi động xe, máy không nổ và đèn báo lỗi động cơ…
7. Dầu nhớt ô tô gặp vấn đề
Sử dụng dầu nhớt kém chất lượng, hết hạn hoặc thiếu dầu cũng đều sẽ ảnh hưởng đến khả năng bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ. Gây ra hiện tượng quá nhiệt nhanh chóng của động cơ dẫn đến xe bị chết máy.
Ngoài chức năng bôi trơn, dầu động cơ còn có chức năng làm mát. Nếu xe hết nhớt hoặc nhớt bị biến chất,.. các chi tiết bên trong của động cơ sẽ không làm mát hiệu quả khiến động cơ bi tăng nhiệt.
Khi nhiệt độ trong động cơ tăng cao, đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ trên cụm đồng hồ sẽ sáng lên. Nếu như xe sắp hết dầu, cần tiếp thêm dầu và nếu như dầu xe ô tô đã xuống cấp thì nên xả hết dầu cũ và thay dầu mới.
8. Bơm xăng/dầu bị lỗi
Bơm cao áp của ô tô có chức năng bơm nhiên liệu vào buồng đốt thông qua thông qua vòi phun và thực hiện quá trình đốt cháy nhiên liệu. Như vậy nếu như bơm cao áp bị lỗi thì quá trình cháy sẽ không được diễn ra bình thường. Đây cũng là một lỗi kinh điển khiến những ô tô bị chết máy giữa đường trong khi vận hành.
Bơm xăng thường được lắp đặt bên trong bình xăng nên sẽ khó phát hiện ra, nhưng nếu máy bơm bị nóng hay máy bơm hoạt động kém thì hiệu quả của động cơ sẽ bị ồn và nhanh nóng hơn bình thường.
III. Ô tô chết máy thì phải làm gì?
Thông thường khi gặp tình trạng xe ô tô bị chết máy thì chủ xe chỉ có thể liên hệ mọi người giúp đỡ. Lúc này nên bình tĩnh để phát cảnh báo từ xa và đặt biển cảnh báo để những phương tiện khác nhìn thấy và giúp đỡ. Liên hệ ngay dịch vụ cứu hộ để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất. Trong khi đợi cứu hộ bạn có thể nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh để di chuyển xe vào nơi an toàn không ảnh hưởng đến giao thông.
Để phòng tránh, hạn chế tối đa được rủi ro chết máy giữa đường của xe ô tô, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ xe theo đúng lịch bảo dưỡng.
- Kiểm tra nước làm mát và bổ sung nếu cần, thay toàn bộ nước làm mát su khoảng 2 - 3 năm sử dụng hoặc 40-60 nghìn km.
- Thay nhớt ô tô định kỳ mỗi 5.000 - 8.000 km xe vận hành.
- Thường xuyên lọc, vệ sinh và thay nhiên liệu sau mỗi 40.000 km hoặc sau 2 năm sử dụng.
- Vệ sinh bugi thường xuyên sau mỗi 20.000 km và thay bugi sau 40.000 - 100.000 km.
Những thông tin ô tô chết máy giữa đường mà chúng tôi chia sẻ đến các bạn đọc trên đây, nhằm cung cấp thêm thông tin, kiến thức về những vấn đề mà ô tô gặp phải khi đang di chuyển. Hy vọng bài viết này hữu ích với quý bạn đọc.