Khám Phá Cách Điều Chỉnh Chân Côn Ô Tô Hiệu Quả
1. Chân côn ô tô hoạt động dựa trên nguyên lý nào?
Chân côn ô tô có tên gọi khác là bàn đạp ly hợp
Để hiểu được tầm quan trọng và nguyên lý hoạt động của bộ ly hợp nói chung và chân côn nói riêng, đầu tiên chúng ta cần hiểu về động cơ đốt trong của xe hơi. Động cơ đốt trong chỉ có thể sinh ra Momen xoắn trong một miền nhất định. Vì thế, để thay đổi tốc độ hiệu quả chiếc xe cần có bộ chuyển đổi công suất (transmission system) hay còn gọi là hộp số. Hộp số đảm bảo động cơ sẽ hoạt động trong phạm vi vòng tua tối ưu bằng cách thay đổi tỷ số truyền. Trong một vài trường hợp, hộp số còn giúp kiểm soát tốc độ của chiếc xe.
Côn ô tô (bộ ly hợp) trong cấu tạo xe hơi
Bộ phận chính của bộ ly hợp là một đĩa ma sát được phủ vật liệu ma sát tốt ở hai bên. Đĩa ma sát này nằm cạnh bánh đà, khi có lực ép vào, đĩa này sẽ dính chặt và quay cùng bánh đà do lực ma sát. Trục vào của hộp số gắn liền với đĩa ma sát, vì vậy khi có lực ép vào đĩa, động cơ sẽ có thể truyền lực cho hộp số. Lực ép này được sinh ra bởi đĩa áp lực có hệ thống lò xo lá. Đĩa áp lực này được gắn chặt với bánh đà vì thế đĩa áp lực sẽ gắn chặt với đĩa ma sát và lực từ động cơ sẽ được truyền đến hộp số.
Ly hợp ô tô
2. Các lỗi thường gặp và cách điều chỉnh chân côn ô tô
2.1. Chân côn quá cao
Chân côn bị cao
Phần piston của bộ xilanh piston thủy lực được nối dài ra bởi một thanh đòn (Ty). Đòn này sẽ được tiếp xúc với bộ ngắt động cơ của bộ ly hợp. Thông thường phần đầu của thanh đòn này sẽ có một chiếc ốc để điều chỉnh độ dài khoảng cách giữa bộ xi lanh piston thủy lực đến bộ cắt côn.
Trong trường hợp côn quá cao, bạn có thể sử dụng chiếc Cờ lê 12 nới lỏng chiếc ốc này ra để phù hợp với độ cao mà mình mong muốn.
-
Chỉnh ốc để khoảng cách này dài ra, côn sẽ ngắt muộn hơn.
-
Chỉnh ốc này ngắn lại, côn sẽ bám sớm.
2.2. Chân côn bị kẹt
Kiểm tra hệ thống côn khi chân côn khó điều khiển
-
Xe khởi động bị giật hoặc không êm.
-
Đi chân côn khá nặng.
-
Thời gian cắt côn lâu hơn bình thường.
-
Nhả chân côn nhưng xe không muốn chạy.
-
Đạp ga lên nhiều lần hoặc côn kèm theo tiếng kêu nhưng xe vẫn ì ạch, thậm chí chạy số thấp nhưng xe không lên dốc được.
3. Bật mí phương pháp côn xe an toàn
Cần phối hợp nhịp nhàng các thao tác phanh, côn và ga
- Không nên đạp côn trước khi phanh:
- Khi khởi động xe, nhấn côn xuống đề di chuyển trục bánh. Sau khi đạp hết côn thì rời chân côn và di chuyển cần số từ số 1
Dùng côn ô tô đúng cách để tránh xe bị chết máy khi dừng ngang dốc
-
Khi cần dừng xe, để xe không chết máy hay phải khởi động lại, thay vì đạp hết côn và phanh, lời khuyên là đạp nhẹ côn để xe chuyển động chậm dần rồi dừng hẳn. Khi muốn xe chạy nhanh hơn, bạn chỉ cần nhấc nhẹ chân côn.
-
Trong điều kiện lái xe bình thường, bạn nên để rảnh chân, không tì chân vào bàn đạp côn, điều này tránh làm mòn bộ ly hợp và chân bạn cũng không bị mỏi.
-
Khi dừng đỗ tạm thời, chuyển xe về số 0 và nhả côn và không nên đạp hết côn. Việc nhả côn từ từ giúp chân côn nhẹ hơn, xe không bị chết máy đột ngột.
-
Cách nhả chân côn: nhả 2/3 phanh rồi tăng dần lực mô men, cần quan sát xung quanh rồi mới nhả côn, không nên nhả côn một cách đột ngột.