Cảm biến G-sensor là gì? Có chức năng và ứng dụng gì?

Với tình hình giao thông phức tạp như hiện nay camera hành trình ngày một trở nên phổ biến. Những video clip được ghi lại nhờ camera hành trình nhiều khi là vật chứng giúp cánh tài xế tránh khỏi những tình huống họa vô đơn chí, những rủi ro cạm bẫy bất ngờ trên đường hay là bằng chứng khi tranh cãi với công an, bảo hiểm … 
Hiện tại một chiếc camera hành trình cho chất lượng video hình ảnh chất lượng cao là chưa đủ, nhu cầu của người dung đang thiên về những camera có tích hợp cả cảm biến G-sensor. Vậy Cảm biến G-sensor là gì? Ứng dụng của G-sensor trong camera hành trình thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.

Cảm biến G-Sensor là gì?

Cảm biến G-sensor là một loại cảm biến để đo lực G được sử dụng trong nhiều trong các đồ công nghệ như ô tô, máy bay … thậm chí trên cả đồng hồ. Tùy vào độ nhạy được hiệu chỉnh trong G-Sensor mà cảm biến này có thể phát hiện được lực tác động nhất định.
Cảm biến G-sensor là gì 
Cảm biến G-Sensor là gì?
“Lực g hay lực G của một vật là một lực ảo dạng quán tính dùng để giải thích gia tốc tương đối của một vật khi đổi hướng hoặc thay đổi tốc độ so với khi rơi tự do. Đơn vị đo lực g ký hiệu là g (hoặc G). Cần phân biệt đơn vị đo lực g ký hiệu là g với gia tốc rơi tự do cũng ký hiệu là g và có giá trị bằng 9,8 m/s2. Lực G bằng 1 g tương đương với trọng lực tiêu chuẩn”. - Wikipedia

Chức năng cảm biến G-sensor

Là cảm ứng lực G nên G-sensor có chức năng phát hiện ra lực tác động đến cảm biến từ đó tùy vào cài đặt của nhà sản xuất cảm biến G-sensor sẽ kích hoạt các tính năng trên thiết bị hoặc kích hoạt thiết bị.
Ví dụ:
  • Đối với ô tô có các G-sensor điều khiển việc bung túi khí, hệ thống treo, phanh …

  • Với camera hành trình G-sensor sẽ bảo vệ video chống ghi đè hoặc tự bật camera lên

Ứng dụng của G-sensor trong camera hành trình

Camera hành trình trở thành cứu cánh cho cánh lái xe khi gặp những tình huống tai bay vạ gió, khi tranh cãi với bảo hiểm công an … nhưng nó chẳng là gì khi không ghi lại được những thước phim quan trọng bởi bộ nhớ của camera hành trình có hạn và video thường xuyên bị ghi đè. Và trong những trường hợp như vậy G-Sensor phát huy tác dụng của nó.
 
cảm biến G tránh va chạm
Va chạm giao thông là điều các tài xế không hề mong muốn
Cảm biến va chạm G-Sensor được tích hợp trong các loại camera hành trình để phát hiện những va chạm tác động vào camera ra và kích hoạt một chức năng nào đó hoặc khởi động thiết bị tùy vào nhà sản xuất.
ứng dụng cảm biến g-sensor trên vava
Cảm biến G-Sensor trên VAVA được đánh giá rất cao.
G-Sensor có một chức năng cực kỳ quan trọng đó là nó giúp bảo vệ những đoạn video khi xuất hiện va chạm (trước trong và sau khi va chạm xảy ra tùy vào nhà sản xuất). Cụ thể, trong quá trình tham gia giao thông ô tô của chúng ta có thể có những va quệt nhẹ hay nặng và thậm chí là cả tai nạn. Khi va chạm xảy ra cảm biến G-sensor ngay lập tức được kích hoạt đồng thời ghi nhớ thời điểm vụ va chạm trên video và đánh dấu lại những đoạn video này. Những đoạn video đã được đánh dấu sẽ được bảo vệ và không bị ghi đè trong quá trình sử dụng.
Với những camera hành trình có tích hợp pin, cảm biến G-sensor còn có tác dụng tự kích hoạt pin của camera để tiếp tục quay video khi nguồn điện của camera bị ngắt. Dĩ nhiên thời lượng quay video phụ thuộc vào dung lượng pin của camera hành trình nhưng đây là tính năng cực kỳ quan trong đối với các trường hợp xe bị va chạm mạnh dẫn đến nguồn điện cung cấp cho camera bị gián đoạn.
G-sensor còn có tác dụng trong việc bảo vệ xe khi đỗ. Khi có lực đủ lớn tác động lên xe ví dụ va chạm hay vặt gương …cảm biến sẽ tự động bật cam và quay lại video kẻ phá hoại xe.  
Độ nhạy của G-sensor có thể thiết lập được thông qua bộ điều khiển của camera hành trình do vậy tùy tình huống tùy nhu cầu mà chúng ta cài đặt nhé.
Tóm lại:
G-sensor là cảm biến lực được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực nhất là công nghệ hỗ trợ ô tô. Việc các camera hành trình trang bị cảm biến G-sensor cũng là tất yếu vì tính ứng dụng cao của nó. Cuộc đua của camera hành trình sẽ không gói gọn trong chất lượng camera nữa mà đã tổ lái sang việc camera nào trang bị G-sensor tốt hơn.  Hi vọng những kiến thức về G-sensor ở trên đã phần nào giúp các bạn hiểu về cảm biến va chạm và tầm quan trọng của nó với camera hành trình rồi. Chúc các bạn chọn được chiếc camera hành trình ưng ý.
Biên tập: Nguyễn Đức (Katavina.com)

Các tin khác

Là thành phố có mật độ phương tiện tham gia giao thông đông đúc nhất cả nước, số lượng tai nạn, ...
Camera hành trình cho ô tô là công cụ đáng tin cậy của tài xế trong những chuyến đi. Nó vừa ...
Việc lắp camera hành trình cho xe ô tô mang lại cho người dùng rất nhiều lợi ích, nhất là tại ...
Lắp đặt camera hành trình là nhu cầu được quan tâm hàng đầu với một người sở hữu xe ô tô. ...
Khánh Hòa là một tỉnh duy nhất có 2 thành phố ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta. ...
Là tỉnh thành có nền kinh tế phát triển nhất cả nước, Quảng Ninh sở hữu lượng phương tiện giao thông ...
Nhu cầu lắp camera hành trình ngày càng gia tăng, không chỉ ở các thành phố lớn. Hiện nay, có rất ...
Hải Phòng là thành phố cảng, trung tâm trung chuyển hàng hóa lớn nhất miền Bắc nước ta. Vì vậy, không ...
Yêu cầu tư vấn