Có Nên Bảo Dưỡng Ly Hợp Ô Tô Tại Nhà?

Bộ ly hợp là một trong những bộ phận quan trọng của xe hơi, giữ vai trò nối trục khuỷu của động cơ với hệ thống truyền lực. Xe số sàn hay xe số tự động cũng không thể thiếu bộ phận này. Điều khiến cho không ít người băn khoăn hiện nay đó là có nên bảo dưỡng ly hợp ô tô tại nhà hay không? Trong bài chia sẻ dưới đây, KATA sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên.

1. Cấu tạo ly hợp ô tô có phức tạp không?

Bộ ly hợp hay còn gọi là côn xe hiện được biết đến là một trong những hệ thống không thể thiếu đối với mỗi chiếc xe hơi. Bộ phận này thực hiện nhiệm vụ truyền momen xoắn từ động cơ đến hệ thống phía sau. Theo dõi các thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về chức năng và cấu tạo ly hợp ô tô.

Vị trí côn xe ô tô
Vị trí ly hợp ô tô (côn xe) 

1.1. Chức năng của côn xe ô tô

Khi nổ máy, trục của động cơ luôn quay nhưng không đồng nghĩa với bánh xe lúc nào cũng quay. Để điều khiển xe dừng lại hoặc chuyển động theo ý muốn của người lái, xe cần đến một bộ phận trung gian để ngắt truyền động của động cơ xuống bánh xe.
Theo đó, côn xe có các vai trò sau:
  • Nối động cơ với hệ thống truyền lực khi ô tô di chuyển trên đường.
  • Ngắt động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực khi ô tô khởi hành hoặc chuyển số.
  • Đảm bảo cho các chi tiết của hệ thống truyền lực trên xe khi gặp phanh đột ngột không nhả ly hợp, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người điều khiển xe. 
chức năng côn xe ô tô
Xe chết máy có thể do dùng côn xe không đúng cách

1.2. Cấu tạo bộ ly hợp ô tô

Ly hợp ô tô (côn xe) có nhiều loại khác nhau. Theo phương pháp truyền mô-men xoắn có 4 loại ly hợp: ma sát, thủy lực, nam châm điện và liên hợp. Hãy cùng KATA tìm hiểu cấu tạo ly hợp ma sát – loại ly hợp phổ biến nhất hiện nay nhé!
Ly hợp ma sát cùng với bánh đà được cấu tạo thành một khối với hình dạng giống như khối trụ hoặc khối nón. Cấu tạo bộ ly hợp ô tô bao gồm 3 phần chính được liên kết chặt chẽ với nhau:
  • Phần chủ động gồm: bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép, giá đỡ lên vỏ ly hợp.

  • Phần bị động gồm: đĩa ma sát, trục bị động.

  • Các cơ cấu điều khiển: bàn đạp, thanh nối, khớp trượt, các cần bẩy và các lò ép.

Cấu tạo bộ ly hợp ma sát
Cấu tạo ly hợp ma sát
Chi tiết và vai trò của các chi tiết này cụ thể như sau:
- Bánh đà
Bánh đà là bộ phận quan trọng trong bộ ly hợp nhằm tạo momen quán tính khối lượng, giúp động cơ hoạt động và liên kết các bộ phận khác nhau. Bánh đà có các lỗ để gắn các bộ phận ly hợp trên xe. Bề mặt nhẵn tạo ra bề mặt ma sát. Chi tiết này thường có độ dày lớn để hấp thụ nhiệt lượng lớn tỏa ra.
- Đĩa ly hợp 
Đĩa ly hợp (hay còn gọi là lá côn) là một trong những bộ phận quan trọng của bộ ly hợp. Đĩa được lắp ráp với nguồn và tiếp xúc đồng đều với bề mặt ma sát của đĩa ép ly hợp và bánh đà. 

đĩa ly hợp xe ô tô
Các chi tiết trên đĩa ly hợp xe ô tô
Đĩa ly hợp có dạng hình tròn, mỏng được làm từ thép. Các chi tiết trên bộ phận này bao gồm:
  • Một moay ơ đặt ở giữa.

  • Vòng ma sát.

  • Đệm dẫn động.

  • Chốt dừng.

  • Lò xo đệm, Lò xo giảm chấn.

  • Đinh tán.

Thêm vào đó, vật liệu ma sát của đĩa ly hợp được tán vào những phần gợn sóng ở phần ngoài của đĩa ly hợp tạo như đệm đàn hồi, giúp giảm va chạm khi đĩa ly hợp bị ép mạnh vào bánh đà.
- Vòng bi cắt
Vòng bi cắt đóng vai trò cắt và đóng ly hợp. Vòng bi gắn trên ống trượt được bôi mỡ đầy đủ tại nhà máy sản xuất nên không cần bảo dưỡng khi sử dụng.
Vòng bi cắt trong ly hợp ô tô
Vòng bi cắt trong ly hợp ô tô đảm bảo các cơ cấu truyền động vận hành ổn định
Các chức năng của vòng bi cắt bao gồm:
  • Hấp thụ chênh lệch tốc độ quay giữa càng cắt ly hợp và lò xo đĩa. 

  • Tự định tâm, tránh tiếng ồn tạo ra bởi ma sát của vòng bi cắt và lò xo đĩa. 

  • Tự động điều chỉnh để đường tâm vòng bi cắt thẳng với đường tâm trên trục sơ cấp của hộp số.  

- Bàn đạp ly hợp (chân côn)
Nhắc đến cấu tạo ly hợp ô tô thì không thể không nhắc đến bàn đạp ly hợp ô tô (chân côn). Bàn đạp ly hợp tạo áp suất thủy lực trong xi lanh chính và tác động đến hoạt động đóng/ngắt của ly hợp. 
- Xi lanh chính
Xy lanh chính của ly hợp gồm: cần đẩy, pít tông xi lanh chính và các lò xo hãm, lò xo ly hợp, buồng chứa dầu. Trong khi hoạt động, sự trượt của pít tông tạo ra áp suất thuỷ lực để điều khiển đóng cắt ly hợp. Lò xo sẽ phản hồi bàn đạp, liên tục kéo cần đẩy về phía bàn đạp (chân côn) của bộ ly hợp.

Cấu tạo bộ ly hợp
Chân côn bị tác động sẽ điều chỉnh hoạt động đóng/ngắt của ly hợp
- Xi lanh cắt ly hợp
Áp suất dầu thủy lực từ xi lanh chính đẩy pít-tông của xi lanh này di chuyển và sau đó cần đẩy sẽ cắt ly hợp. 
Xi lanh này có hai loại khác nhau:
  • Loại tự điều chỉnh: lò xo trong buồng xi-lanh ép cần đẩy vào càng cắt ly hợp để giữ nguyên hành trình tự do của chân côn (bàn đạp ly hợp).

  • Loại điều chỉnh bằng tay: điều chỉnh vít lắp ở đầu cần đẩy để khắc phục hiện tượng chân côn thay đổi hành trình tự do.

- Nắp ly hợp 
Ngoài các bộ phận trên thì nắp ly hợp giữ vai trò nối và ngắt công suất của động cơ. Lò xo trên nắp sẽ đẩy đĩa ép ly hợp vào đĩa ly hợp. 

Nắp ly hợp xe hơi
Nắp ly hợp ô tô (màu đỏ)

2. Khi nào cần bảo dưỡng ly hợp ô tô?

Bộ ly hợp là một trong những bộ phận quan trọng đối với mỗi chiếc xe ô tô. Đặc biệt, ở các mẫu xe sử dụng hộp số sàn, bộ ly hợp ô tô có nhiệm vụ truyền và ngắt công suất từ động cơ đến hộp số của xe. 
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, côn xe sẽ không tránh được các sự cố. Khi nhận thấy các dấu hiệu dưới đây hãy bảo dưỡng ly hợp ô tô để đảm bảo an toàn: 
  • Xe khó vào số khi chuyển động.

  • Tiếng kêu lạ xuất hiện khi bạn đạp chân côn hoặc khi chuyển số.

  • Chân côn bị rung, quá cứng hay quá nhẹ khi đạp.

xe khó vào số
Ly hợp bị hỏng khiến xe khó chuyển số
Các hiện tượng trên có thể đến từ trục trặc trên các chi tiết: 
  • Đĩa ma sát bị mòn.

  • Mâm ép không đúng vị trí.

  • Lắp ráp côn không đúng kỹ thuật.

  • Côn xe (bộ ly hợp) thiếu dầu.

  • Vòng bi bị mòn hoặc thiếu dầu bôi trơn.

  • Xi lanh chính hoặc xi lanh cắt ly hợp gặp vấn đề.

3. Nên hay không tự khắc phục lỗi ly hợp ô tô tại nhà?

Thay vì mang trực tiếp đến các gara ô tô thì hiện nay nhiều người đã lựa chọn hình thức bảo dưỡng ly hợp ô tô tại nhà. Tuy nhiên vẫn có không ít người băn khoăn về việc nên hay không nên tự bảo dưỡng xe hơi tại nhà? Trên thực tế thì việc bảo dưỡng xe hơi ở nhà hay không tùy vào lỗi của xe. 
Nếu am hiểu về ô tô và ly hợp gặp lỗi dễ khắc phục, bạn có thể thực hiện điều chỉnh tại nhà. Ngược lại, trong những trường hợp bạn không chắc chắn bộ ly hợp gặp vấn đề gì, hãy đến các trung tâm sữa chữa ô tô uy tín để kiểm tra và khắc phục. 

Vận hành xe an toàn
Vận hành xe an toàn với bộ ly hợp hoạt động tốt
Bộ ly hợp ô tô đóng vai trò trực tiếp đến sự an toàn trong quá trình điều khiển xe ô tô. Không những thế, bộ phận này gồm rất nhiều chi tiết nhỏ và phức tạp, vì vậy, nhờ đến các kỹ sư chuyên nghiệp là lời khuyên hàng đầu. 
Với những thông tin mà KATA chia sẻ trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về thời điểm nên bảo dưỡng ly hợp ô tô hay côn xe ô tô. Thực hiện bảo dưỡng và sửa chữa ly hợp ô tô định kỳ sẽ đảm bảo chiếc ô tô của bạn luôn vận hành trơn tru và hạn chế được rủi ro khi xe di chuyển. Chúc bạn sẽ luôn có những trải nghiệm tuyệt vời trên chiếc “ xế cưng” của mình!

Các tin khác

Từ những năm 1960, ý tưởng tái tạo một mô hình kiểu xe SUV điện mới của Trung Quốc đã thu ...
Trong thế giới xe điện hiện đại, việc tối ưu hóa hiệu suất và tăng cường phạm vi hoạt động là ...
Toyota là một trong những thương hiệu xe ô tô nổi tiếng nhất trên thế giới. Những chiếc ô tô đến ...
Hãng xe ô tô nổi tiếng của Đức vừa công bố  ô tô Volkswagen hỗ trợ điều khiển giọng nói qua ...
Hyundai Kona ra mắt lần đầu tiên vào năm 2017, là mẫu xe SUV cỡ nhỏ (subcompact) của Hyundai, nhắm đến ...
Ra mắt lần đầu vào năm 2001, Mazda RX-8 đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cả giới chuyên ...
Tesla không chỉ là một cái tên trong ngành công nghiệp xe hơi; chiếc xe là biểu tượng của cuộc cách ...
Kia vừa giới thiệu mẫu concept độc đáo mang tên Kia PV5 Concept đến với người dùng. Đặc điểm nổi bật ...
Yêu cầu tư vấn