Nội dung
Camera Nghị định 10 giám sát hành trình xe kinh doanh vận tải
Tin tức camera hành trình
2.5m

Camera Nghị định 10 giám sát hành trình xe kinh doanh vận tải

By: KATAVINA
04/06/2025
Camera Nghị định 10 là camera giám sát hành trình bắt buộc phải lắp trên một số loại xe kinh doanh vận tải. Vậy cụ thể nội dung của nghị định này như thế nào? Những dòng xe nào bắt buộc phải lắp camera Nghị định 10? Câu trả lời sẽ có đầy đủ trong bài viết này của KATA.

1. Tóm tắt nội dung Nghị định 10 về lắp camera giám sát

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 và Khoản 2 Điều 14 của Nghị định 10/2020Thông tư 12/2020/TT-BGTVT:

Thời hạn lắp đặt camera giám sát: trước 1/7/2021.

Camera hành trình cho xe tải
Nghị định 10: Xe tải kinh doanh bắt buộc phải có camera hành trình

1.1. Các loại xe bắt buộc phải lắp camera

  • Xe khách 9 chỗ trở lên: Cần lắp camera tại vị trí có thể lấy hình ảnh lái xe, khoang hành khách và cửa lên xuống trong quá trình xe tham gia giao thông.
  • Xe container: Cần lắp camera tại vị trí có thể lấy hình ảnh lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.
  • Xe đầu kéo: Cần lắp camera tại vị trí có thể lấy hình ảnh lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông.

1.2. Yêu cầu kỹ thuật cơ bản

  • Dữ liệu quy định: 
    • Camera được lắp đặt trên xe cần có chức năng ghi và lưu trữ dữ liệu video.
    • Hình ảnh được truyền với tần suất truyền từ 12 đến 20 lần/giờ (tương đương 3 đến 5 phút/lần truyền dữ liệu).
    • Gửi ảnh lên Tổng cục Đường bộ Việt Nam tối ta 2 phút/ảnh (kể từ thời điểm đơn vị kinh doanh vận tải nhận được dữ liệu).
  • Hình ảnh:
    • Định dạng .JPG
    • Độ phân giải tối thiểu của hình ảnh từ camera giám sát cần đạt 640x480 pixel
  • Video:
    • Định dạng MP4, H.264, H.265
    • Khung hình tối thiểu cần đạt của video là 10 hình/giây và độ phân giải tối thiểu từ video camera là 720p
    • Đảm bảo hình ảnh rõ ràng trong mọi điều kiện ánh sáng (cả ban ngày và ban đêm).
  • Thời gian lưu trữ:
    • Dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera và máy chủ: 24h đối với xe hoạt động nhỏ hơn hoặc bằng 500km, 72h đối với xe hoạt động lớn hơn 500km.

Dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera và máy chủ
Dữ liệu được ghi và lưu trữ tại camera và máy chủ

1.3. Yêu cầu lắp đặt

  • Số lượng camera: Do đơn vị kinh doanh vận tải quyết định.
  • Lắp đặt: Không có sự can thiệp bất hợp pháp làm thay đổi hình ảnh trung thực trên xe.
  • Niêm yết HDSD tại khu vực tài xế để dễ quan sát.
  • Lưu ý:
    • Giao thức truyền dữ liệu được công bố bởi Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
    • Máy chủ của đơn vị gửi dữ liệu và máy chủ của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cần được đồng bộ hóa thời gian theo tiêu chuẩn NTP, đảm bảo khớp với thời gian quốc gia.
    • Thiết bị khi lưu hành trên thị trường phải có nhãn hàng hóa đúng theo quy định pháp luật và chịu sự giám sát, kiểm tra của cơ quan chức năng về chất lượng sản phẩm và hàng hóa.
    • Dữ liệu được thu thập nhằm phục vụ công tác quản lý nhà nước và việc khai thác dữ liệu phải tuân thủ các quy định hiện hành.

2. Sự khác biệt giữa camera giám sát theo Nghị định 10 và camera hành trình

Sự khác biệt giữa camera hành trình và camera Nghị định 10
Sự khác biệt giữa camera hành trình và camera Nghị định 10

Không ít người nhầm lẫn giữa camera hành trình và camera Nghị định 10. Dưới đây là sự khác biệt của các loại camera này:

Tiêu chí

Camera giám sát theo Nghị định 10

Camera hành trình

Chức năng chính

Ghi hình toàn bộ hoạt động trong xe: lái xe, cửa xe, khoang hành khách

Ghi lại hành trình di chuyển phía trước (và sau) xe

Đối tượng áp dụng

Bắt buộc với xe kinh doanh vận tải (từ 9 chỗ, container, đầu kéo...)

Tùy chọn, phục vụ cá nhân

Cơ sở pháp lý

Bắt buộc theo Nghị định 10/2020/NĐ-CP

Không bắt buộc

Lưu trữ dữ liệu

Lưu vào đầu ghi; truyền về máy chủ của doanh nghiệp và Tổng cục Đường bộ Việt Nam

Lưu trên thẻ nhớ trong thiết bị

Xem dữ liệu từ xa (livestream, playback)

Có hỗ trợ xem trực tuyến, xem lại qua app/web

Không xem được dữ liệu từ xa mà chỉ xem trực tiếp tại thiết bị

Giá trị pháp lý

Có tính pháp lý cao, phục vụ công tác quản lý nhà nước, giám sát giao thông

Dữ liệu mang tính tham khảo, không có giá trị pháp lý bắt buộc

Mục đích sử dụng

Tuân thủ quy định pháp luật, phục vụ quản lý vận tải

Hỗ trợ cá nhân trong lái xe, bảo vệ bản thân khi có va chạm

Khả năng hỗ trợ điều tra

Rất cao, dữ liệu có thể truy xuất từ nhiều nguồn

Có thể hỗ trợ nhưng còn hạn chế 

mua ngay camera hành trình vava

3. Mức xử phạt nếu không lắp camera Nghị định 10

Theo Điều 28 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, tính từ 1/1/2022, nếu các dòng xe ô tô kinh doanh theo quy định mà không lắp camera giám sát theo Nghị định 10 có thể bị xử phạt lên đến 12.000.000 đồng.

  • Lỗi vi phạm: Xe không lắp camera giám sát hoặc không ghi/lưu trữ được hình ảnh của người lái. 
  • Mức phạt:
    • Lái xe: 1.000.000 - 2.000.000 đồng. 
    • Cá nhân kinh doanh vận tải: 5.000.000 - 6.000.000 đồng. 
    • Tổ chức kinh doanh vận tải: 10.000.000 - 12.000.000 đồng. 
  • Xử phạt bổ sung: Có thể bị tước phù hiệu từ 1-3 tháng. 

4. Một số câu hỏi khác về lắp camera theo Nghị định 10

Dưới đây là một số câu hỏi khác nhận được nhiều sự quan tâm liên quan đến vấn đề lắp camera theo Nghị định 10:

4.1. Camera Nghị định 10 có bắt buộc phải truyền dữ liệu không?

Câu trả lời là CÓ.

Theo Khoản 3 Điều 12 Nghị định 10/2020/NĐ-CP, quy định về thiết bị giám sát hành trình của xe như sau:

 Camera Nghị định 10 bắt buộc phải truyền tải được dữ liệu 
Camera Nghị định 10 bắt buộc phải truyền tải được dữ liệu 

Thiết bị giám sát hành trình lắp trên xe ô tô cần đáp ứng tối thiểu các tiêu chí: 

  • Có khả năng ghi lại và truyền tải dữ liệu về lộ trình di chuyển, vận tốc xe và thời gian lái liên tục đến hệ thống giám sát của Bộ Giao thông vận tải (Tổng cục Đường bộ Việt Nam).
  • Dữ liệu thu được từ thiết bị này sẽ được sử dụng phục vụ công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực vận tải, hỗ trợ theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Đồng thời, thông tin cũng được tích hợp và chia sẻ với Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông) và Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) nhằm phục vụ quản lý về an toàn giao thông, an ninh trật tự và thuế.

4.2. Tiêu chí chọn mua camera nghị định 10 là gì?

Khi lựa chọn camera phù hợp với yêu cầu của Nghị định 10, người dùng cần đảm bảo thiết bị đáp ứng đầy đủ các tiêu chí kỹ thuật do Bộ Giao thông vận tải quy định và phù hợp với yêu cầu lắp đặt trên từng loại xe. 

Ngoài ra, các chủ xe cũng cần lưu ý thêm các tiêu chí sau khi chọn mua camera Nghị định 10 bao gồm:

  • Thiết bị cần có nguồn gốc, xuất xứ và nhãn hiệu rõ ràng nhằm đảm bảo chất lượng, tránh mua phải hàng giả hoặc không rõ nguồn gốc đang lưu hành trên thị trường.
  • Thiết bị cần có tính năng bảo mật dữ liệu tốt, hỗ trợ cơ chế sao lưu tự động, đảm bảo thông tin không bị mất khi xảy ra sự cố về nguồn điện.
  • Nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tích hợp sẵn thiết bị giám sát hành trình sử dụng công nghệ 4G, 5G. Việc này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí đầu tư mà còn đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định do Bộ Giao thông Vận tải ban hành, bao gồm yêu cầu về thiết bị giám sát và camera theo Nghị định 10.
 Ưu tiên lựa chọn camera tích hợp sẵn thiết bị giám sát hành trình sử dụng công nghệ 4G, 5G
Ưu tiên lựa chọn camera tích hợp sẵn thiết bị giám sát hành trình sử dụng công nghệ 4G, 5G
  • Người dùng có thể giám sát hình ảnh trực tiếp (livestream), xem lại video đã ghi, truy xuất hình ảnh tự động, đồng thời lưu trữ chúng trên máy tính hoặc điện thoại để dễ dàng kiểm soát hoạt động của tài xế mọi lúc mọi nơi.
  • Khả năng tương thích với nhiều loại cảm biến như: cảm biến nhiên liệu, cảm biến nhiệt độ, cảm biến đóng/mở cửa, đồng hồ tính cước taxi… giúp doanh nghiệp vận tải có thể quản lý linh hoạt và hiệu quả hơn.
  • Phần mềm của thiết bị có thể được nâng cấp dễ dàng để phù hợp với nhu cầu quản lý riêng biệt của từng doanh nghiệp cũng như cập nhật kịp thời theo các thay đổi chính sách của cơ quan quản lý trong tương lai.
  • Hệ thống lắp đặt và bảo hành được triển khai rộng khắp toàn quốc, đảm bảo hỗ trợ kịp thời khi cần thay thế, sửa chữa hoặc nâng cấp thiết bị.

3. Kết luận

Việc lắp đặt camera Nghị định 10 là yêu cầu bắt buộc đối với các phương tiện kinh doanh vận tải như xe khách từ 9 chỗ trở lên, xe container và xe đầu kéo. Việc lắp camera giám sát thể hiện sự tuân thủ pháp luật và là giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý, đảm bảo an toàn giao thông. Do đó, các doanh nghiệp vận tải cần nghiêm túc thực hiện việc lắp đặt camera theo đúng quy chuẩn kỹ thuật được quy định.

Ngoài ra, các chủ xe cũng cần lựa chọn đúng loại camera giám sát, tránh nhầm lẫn với . Để lắp camera hành trình phù hợp tiêu chuẩn nhất, bạn có thể liên hệ với KATA bằng cách gọi điện thoại hoặc đến trực tiếp Công ty KataVina để được các chuyên viên cũng như kỹ thuật viên hỗ trợ tốt nhất.

Thông tin liên hệ:

  • Trụ sở chính: Tầng 3, G5 FiveStar, Số 2 Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam
  • Chi nhánh Hồ Chí Minh: Số 61A, Ngõ 803 Đường Phú Thuận, Quận 7, TP HCM
  • Số điện thoại: 02432077799 
  • Website: https://katavina.com/
  • Email: [email protected]
Xem thêm:
tuvan Yêu cầu tư vấn