Nguyên Nhân, Hậu Quả Xe Hao Nước Làm Mát Và Cách Khắc Phục
Hiện tượng xe hao nước làm mát có thể gây ảnh hưởng lớn đến động cơ, khiến cho nhiều chủ xe phải đau đầu. Khi ô tô bị hao hụt nước làm mát sẽ làm động cơ bị nóng lên quá mức, dẫn đến tình trạng hư hỏng, bó máy hoặc thậm chí còn có thể gây cháy nổ. Vậy nguyên nhân và phương pháp khắc phục hiện tượng này thế nào? Hãy cùng KATA đi tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng hao hụt nước làm mát cho ô tô
Xe hao nước làm mát sẽ gây ra hậu quả gì?
Hệ thống làm mát trên xe ô tô tương tự như cơ chế tỏa nhiệt của cơ thể người, đều có chức năng điều chỉnh nhiệt độ động cơ cùng những bộ phận khác. Do đó, khi xe hao nước làm mát sẽ dẫn đến tình trạng::
-
Xe gặp khó khăn khi khởi động, thậm chí rung giật: Nước làm mát bị lọt vào buồng đốt sẽ khiến cho động cơ của xe bị rung giật, khiến xe khó khởi động.
-
Mùi khét xuất hiện: Xe ô tô bị hao nước làm mát sẽ có khói và mùi khét khi vận hành,… Việc này xảy ra do lượng nhiệt ở phần động cơ tăng quá cao, trong khi nước làm mát cạn kiệt dẫn đến tình trạng phớt bị cháy.
Hơn nữa, lượng nhiệt tăng cao còn làm cho máy bị bó chặt, mặt quy-lát bị cong vênh và gioăng cao su bị hỏng. Nghiệm trọng hơn nữa, nước có thể tràn vào pít-tông khiến cho động cơ bị hỏng và gãy tay biên.
Nếu ô tô bị hao nước làm mát sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm
Nguyên nhân khiến cho xe ô tô bị hao nước làm mát
Có một vài nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng xe hao nước làm mát mà các chủ xe thường không để ý.
#Rò rỉ nước làm mát ở trong động cơ
Trong quá trình hoạt động, các đường ống dẫn hay vị trí các khúc nối bị hở, khiến cho nước làm mát bị rò rỉ và hao bớt dần đi. Tuy nhiên, việc này diễn ra rất chậm khiến chủ xe khó có thể phát hiện. Đặc biệt khi những vị trí rò rỉ lại nằm sâu ở nhiều ngóc ngách thân máy của động cơ xe.
Ngoài ra, vấn đề này còn đến từ việc những nút bịt lỗ được gia công trên phần động cơ xe bị ăn mòn sau một thời gian hoạt động. Két nước làm mát lâu ngày cũng khiến cho các thanh tản nhiệt bị hỏng hoặc bị thủng khi xe di chuyển trên đường. Điều này sẽ dẫn đến việc xe hao nước làm mát. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ khiến nước làm mát khô cạn, gây cháy hỏng động cơ.
Động cơ cần bổ sung nước làm mát khi kim nhiệt chỉ sang mức Hot
#Nước làm mát lọt vào buồng đốt
Mặt gioăng quy-lát bị hỏng là một nguyên nhân khác khiến cho đường dẫn nước làm mát động cơ dẫn sang với đường dầu hoặc đi thẳng vào buồng đốt. Đồng thời, xi-lanh động cơ bị nứt cũng sẽ khiến cho nước làm mát bị lọt vào bên trong buồng đốt. Lúc này, động cơ của xe có thể bị rung giật hoặc máy nổ không ổn định, nếu bị hư hỏng quá nặng thì xe sẽ không hoạt động được.
Nếu kiểm tra thấy xe hao nước làm mát thì rất có thể đã xuất hiện rò rỉ hoặc hư hỏng ở bộ phận nào đó. Bởi hệ thống làm mát trên xe ô tô là một hệ thống tuần hoàn kín, vì thế nước làm mát sẽ không bị tiêu hao ngay lập tức. Trong trường hợp khẩn cấp, chủ xe có thể tự châm thêm nước để làm mát cho xe và đưa đến đơn vị sửa chữa uy tín để khắc phục.
Nước làm mát lọt vào buồng đốt sẽ bay hơi nhanh chóng
Hướng dẫn cách khắc phục vấn đề xe hao nước làm mát
Bên cạnh một số thắc mắc về nguyên nhân gây ra tình trạng xe hao nước làm mát thì những cách khắc phục sự cố này cũng nhận được sự quan tâm lớn. Các chủ xe nên tạo thói quen mở nắp ca-pô và kiểm tra nước làm mát ở bình phụ sao cho duy trì ở giữa vạch Max - Min. Nếu mực nước quá ít, chủ xe cần bổ sung ngay dung dịch nhằm tối ưu hiệu suất hoạt động của xe.
Trong quá trình di chuyển, bạn nên quan sát kim nhiệt thường xuyên. Nếu kim chỉ sang mức nóng (Hot), hãy dừng lại và mở nắp ca-pô để tản bớt nhiệt. Sau đó, bạn tiến hành kiểm tra hệ thống làm mát để xác định nguyên nhân vấn đề và đưa ra những phương án khắc phục hợp lý. Nếu xe gặp trục trặc hoặc kim nhiệt chỉ mức quá cao, bạn không nên mở nắp bình nước phụ vì có thể gây nguy hiểm.
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống động cơ khi xe hao nước làm mát, các chủ xe nên lựa chọn những loại dung dịch chuyên dụng để hạ nhiệt. Thị trường hiện nay có 04 loại nước làm mát chính, tùy theo từng thành phần hóa học, bao gồm:
-
Dung dịch màu xanh lá (loại LLC)
-
Dung dịch màu xanh dương (loại SLLC)
-
Dung dịch màu đỏ (loại LLC)
-
Dung dịch màu hồng (loại SLLC)
Chủ xe cần đưa phương tiện đến gara để sửa chữa chi tiết bị hở gây hao nước làm mát
Chi tiết các bước thay nước làm mát đơn giản
Dưới đây là một số bước đơn giản để bạn xử lý và thay thế khi xe hao nước làm mát, khi đang đi trên đường hoặc ở nhà.
#Thay nước làm mát trên đường
Khi đang đi trên đường nếu gặp hiện tượng đồng hồ chỉ nhiệt độ quá cao hoặc hơi nước bốc lên từ nắp capo, thì bạn nên thực hiện theo quy trình sau:
1. Nếu có thể dừng xe an toàn để xử lý:
-
Bước 1: Bạn nên tấp xe vào lề đường, tắt máy và mở nắp capo ngay để làm nguội động cơ.
-
Bước 2: Bạn không được ngay lập tức mở nắp két nước, bởi nhiệt độ của nước làm mát lúc này đang rất cao, áp suất trong két nước là cực kỳ lớn, có thể gây bỏng.
-
Bước 3: Sau khi động cơ và két nước đã nguội hẳn, lúc này bạn hãy mở nắp két nước ra kiểm tra tình trạng xe hao nước làm mát ở mức nào.
-
Bước 4: Bạn hãy quan sát kỹ những đường ống trong động cơ và dưới gầm xe xem có dấu hiệu rò rỉ nước làm mát không. Nếu xe chỉ bị thiếu nước làm mát thì bạn có thể đổ thêm và tiếp tục di chuyển.
Người lái xe cần làm nguội động cơ ngay khi bị rò rỉ nước làm mát
2. Nếu bắt buộc phải lái xe tiếp:
-
Bước 1: Tắt hết hệ thống điều hòa để động cơ giảm nhiệt nhanh chóng.
-
Bước 2: Hãy mở cửa kính, bật chế độ sưởi lên hết mức, đồng thời mở quạt to nhất. Bởi vì hệ thống sưởi sử dụng lượng nhiệt của động cơ nên nếu lượng nhiệt này thoát ra ngoài thì động cơ sẽ mát nhanh hơn.
-
Bước 3: Thay vì di chuyển đường dài như lúc xe bình thường thì tần suất dừng nghỉ sẽ phải nhiều hơn.
-
Bước 4: Bạn có thể tắt động cơ nhưng không nên tắt toàn bộ hệ thống điện trên ô tô, để chế độ sưởi tiếp tục làm việc sẽ giúp động cơ toả nhiệt nhanh hơn.
-
Bước 5: Bạn nên di chuyển ở tốc độ vừa phải khi xe hao nước làm mát. Sau khi đi đến đoạn đường có thể dừng đỗ thì nên dừng xe lại và thực hiện như ở trường hợp 1 bên trên.
Hệ thống làm mát có vai trò điều chỉnh nhiệt độ cho xe ô tô
#Thay nước làm mát tại nhà
Các chủ xe có thể tự tiến hành thay dung dịch làm mát ngay tại nhà chỉ với những bước làm đơn giản và nhanh chóng sau đây:
-
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để thay thế nước làm mát như: nước sạch, dung dịch làm mát, cờ lê, tua vít, đèn bấm, phễu thay nước,... Trước đó, bạn cần tiến hành vệ sinh két nước, tắt máy xe và để động cơ nguội hẳn.
-
Bước 2: Sau khi động cơ đã giảm nhiệt, bạn tiến hành mở nắp bình tản nhiệt và nhấc xe lên, rồi xả sạch nước làm mát cũ đi.
-
Bước 3: Bạn tiếp tục rửa bình chứa bằng nước sạch khoảng hai lần và xả toàn bộ lượng nước cặn bẩn trong bình tản nhiệt ra ngoài
-
Bước 4: Sau khi bình chứa được rửa sạch, bạn tiến hành pha hỗn hợp nước làm mát ô tô.
-
Bước 5: Đổ hỗn hợp nước làm mát đã pha chế vào trong bình chứa chính và phụ.
-
Bước 6: Bạn khởi động xe cho đến khi bình nhiệt sủi bọt khí và nước làm mát bắt đầu rút dần dần. Trong suốt quá trình xử lý xe hao nước làm mát, bạn cần theo dõi kim chỉ nhiệt để nền nhiệt luôn ở mức tiêu chuẩn.
-
Bước 7: Sau khi nước làm mát đã rút xuống, bạn bắt đầu tiến hành châm đầy hai bình chính và phụ.
-
Bước 8: Cuối cùng, bạn sử dụng phễu để thu gom nước làm mát cũ và xử lý các chất loại thải đúng theo quy định.
Các bước thay nước làm mát cho xe ô tô tại nhà
Lời kết
Tóm lại, việc xe hao nước làm mát là một vấn đề nghiêm trọng, nếu không được khắc phục kịp thời có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho hệ thống động cơ. Để bảo vệ chiếc xe của mình, các chủ xe cần thường xuyên kiểm tra bình nước làm mát, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để xử lý. Phương án tốt nhất là bạn nên mang xe đến các gara uy tín để được sửa chữa và thay thế kịp thời.