Hướng dẫn xử lý khi thảm lót sàn ô tô làm kẹt chân ga

Gần đây có rất nhiều vụ thảm lót sàn ô tô bị kẹt chân ga, chân phanh chính, nếu như gặp tình huống này bạn sẽ xử lý như thế nào? Hãy cùng xem bài viết chia sẻ của KATAVINA nhé!

Bạn có biết, lựa chọn thảm lót sàn ô tô kém chất lượng đặc biệt là những loại thảm lót tự cắt là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng kẹt chân ga ô tô. Sẽ vô cùng nguy hiểm thậm chí có thể gây tai nạn nghiêm trọng nếu như bạn không biết xử lí tình huống đúng cách. Hãy trang bị kĩ năng xử lí kẹt chân ga ô tô để bạn luôn là người chủ động trong mỗi tình huống nguy hiểm có thể xảy ra. Cùng theo dõi nội dung bài hướng dẫn giúp an toàn khi lái xe trong bài viết dưới đây!

Nhận biết xe ô tô đang bị kẹt chân ga:

Làm sao để phát hiện chân ga bị kẹt sớm? Một số dấu hiệu đặc trưng khi bị kẹt chân ga bạn có thể tham khảo:

- Đồng hồ tua máy đột ngột dâng cao trên 3000 (vòng/phút).

- Xe đột ngột tăng tốc.

- Xe không tự giảm tốc khi nhả ga hay đạp phanh.
 

Nhận biết xe ô tô đang bị kẹt chân ga

Nguyên tắc cần nhớ khi xe ô tô bị kẹt chân ga:

- TUYỆT ĐỐI không được MẤT BÌNH TĨNH: Việc mất bình tĩnh sẽ khiến tinh thần hoảng loạn, khi đó bạn xử lí tình huống một cách thiếu chính xác khiến hậu quả trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, hãy giữ tâm lí thật bình tĩnh và nhớ lại cách xử lí tình huống chân ga bị kẹt mà Katavina đã hướng dẫn bạn trong bài viết này.

- TUYỆT ĐỐI không được TẮT MÁY, TẮT ĐỘNG CƠ: Đây là nguyên tắc bạn cần phải nhớ kĩ khi gặp phải tình huống kẹt chân ga. Khi xe đang đạt tốc độ cao thì việc bạn tắt máy sẽ khiến các cơ cấu trên xe bị mất tác dụng như vô lăng không thể xoay, áp suất dầu phanh kém, hệ thống điện và trợ lực lại bị mất đi đột ngột khiến bạn càng khó có thể kiểm soát được xe.

- TUYỆT ĐỐI không được PHANH LIÊN TỤC: Phanh tay được thiết kế để giữ xe không di chuyển khi đang ở trạng thái đứng yên, thực hiện chức năng hãm bánh sau. Do vậy, phanh tay không được sử dụng trong trường hợp dừng xe khi xe đang chuyển động. Nếu bạn dùng phanh tay không đúng cách vô tình bạn sẽ khiến hai bánh sau bị khóa chặt, nghiêm trọng hơn có thể khiến xe bị văng đuôi cá và mất kiểm soát. Việc kéo phanh tay trong trường hợp chân ga bị kẹt càng làm tăng khả năng gây tai nạn nghiêm trọng.

- TUYỆT ĐỐI không CHUYỂN LÀN liên tục hay cố đi gần sát lề đường: Những phương tiện đang có xu hướng đỗ gần lề đường thường đi tới tốc độ chậm hoặc chuẩn bị dừng xe. Nếu bạn di chuyển nhanh vào lề đường và dừng đột ngột sẽ rất dễ gây va chạm với các phương tiện ô tô gần đó.

Nguyên tắc cần nhớ khi xe ô tô bị kẹt chân ga

- Tìm CHỖ DỪNG XE thích hợp khi xe đang DẦN DỪNG HẲN: Khi bạn đã ngắt chuyển động xe, hãy sử dụng phanh chân để giảm tốc cho đến khi dừng hẳn. Đồng thời quan sát chỗ dừng, làn dừng đảm bảo an toàn. Chờ xe dừng hẳn mới được tắt máy.

Cách xử lí khi ô tô bị kẹt chân ga:

Việc xử lí ô tô bị kẹt chân ga đòi hỏi sự thận trọng và hiểu biết của lái xe. Hãy là xử lí thông minh theo 7 bước tuần tự sau:

1. Giữ bình tĩnh:

Khi rơi vào tình huống bị kẹt chân ga khi đang tham gia giao thông, người lái thường có tâm lí hoang mang, hoảng loạn, mất bình tĩnh. Tuy nhiên, nếu bạn để tâm lí này chi phối bạn sẽ khó có thể xử lí tình huống một cách tốt nhất. Chính vì vậy, điều trước tiên bạn nên làm đó là phải giữ tâm lí thật bình tĩnh. Hãy quan sát liên túc gương chiếu hậu cũng như cửa sổ xe. Sau đó là bật đèn báo khẩn cấp.

2. Tuyệt đối không được tắt máy:

Khi xe đang chuyển động với tốc độ cao thì việc tắt máy không những không làm giảm đi tốc độ của xe mà còn khiến xe bị vô hiệu hóa hệ thống trợ láu khiến tay lái bị cứng và như vậy việc điều khiển xe sẽ trở nên khó khăn hơn và bạn sẽ càng khó xử lí tình huống này hơn.

3. Tuyệt đối không kéo tay phanh

Như phần nguyên tắc xử lí khi bị kẹt chân ga Katavina đã đề cập ở trên thì phanh tay không được thiết kế dùng cho xe khi đang chuyển động đặc biệt khi xe bị kẹt chân ga nếu bạn vẫn cố dùng phanh tay thì sẽ khiến hai bánh sau bị khóa cứng lại càng làm xe bị trượt mất kiểm soát.

4. Thử dùng chân nâng bàn đạp ga lên:

Đây là một động tác đơn giản nhưng lại giúp cải thiện tình hình rất tốt. Tuy nhiên bạn không nên dùng mũi chân trái vì dễ gây vướng hơn. Hãy dùng chân trái đạp côn và dừng xe bằng phương pháp khác nếu cách này không hiệu quả.

5. Thử đạp phanh hết cỡ

- Đối với xe số sàn: Hãy đạp chân phanh với lực thật đều, không đạp thốc, nhả nhiều lần bị sẽ dễ gây vô hiệu hóa trợ lực của phanh. Tiếp đó hãy đạp nút côn để cắt liên kết ngăn động cơ không truyền động xuống bánh xe do khi chân ga bị kẹt thì bánh xe sẽ chỉ chạy theo quán tính.

- Đối với xe số tự động: Bạn cần đạp mạnh phanh, giữ đều chân phanh giống như xe số sàn và tuyệt đối không được đạp côn.

6. Đưa số xe về mo N

Việc tiếp đến bạn cần xử lí khi bị kẹt chân ga đó là bình tĩnh ngắt chuyển động của xe bằng cách đưa xe về mo N. Sau đó điều khiển xe tránh va chạm và giảm tốc từ từ để tránh mất kiểm soát.

7. Đợi xe tắt máy hoàn toàn và gọi xe cứu hộ:

Sau khi ngắt chuyển động của xe thì người lái sử dụng phanh chân như thường để có thể làm giảm tốc độ xe tới khi dừng hẳn. Hãy điều khiển xe về nơi đỗ an toàn và dừng xe hẳn mới tắt máy. Tiếp đến, bạn chỉ cần liên hệ với đội cứu hộ xe và đợi họ tới giúp đỡ.

Ngoài lỗi về kĩ thuật thì tình trạng kẹt chân ga phần lớn đến từ việc lựa chọn thảm lót sàn xe ô tô với cách lắp đặt không đúng cách. Do vậy, bạn nên nên cân nhắc kĩ khi lắp thảm lót sàn cho ô tô của mình. Hãy lựa chọn lót sàn xe ô tô đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và quan trọng hơn cả là được thiết kế riêng cho dòng xe của mình để đảm bảo tính vừa vặn, an toàn trên suốt chặng đường.

Cách xử lí khi ô tô bị kẹt chân ga

Việc xử lí xe khi bị kẹt chân ga tuy không khó nhưng đòi hỏi lái xe cần thật bình tĩnh và biết cách xử lí đúng quy trình. Hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bạn luôn là người chủ động trong mỗi tình huống xấu có thể xảy ra.

Tìm hiểu thêm:

>> 8 cách chống chuột chui vào xe ô tô hiệu quả nhất 2019

>> Thảm lót sàn ô tô cách âm, chống ồn nào tốt nhất 2019?

Chúc bạn lái xe an toàn!

Các tin khác

Chứng nhận SGS là tấm vé thông hành, hộ chiếu toàn năng bởi các sản phẩm đạt chứng nhận này đều ...
Chứng nhận ISO là một trong những tiêu chuẩn chất lượng uy tín nhất thế giới khẳng định độ an toàn, ...
Chứng nhận RoHS ra đời nhằm hạn chế hóa chất độc hại có trong các sản phẩm tiêu dùng, thiết bị ...
Chứng chỉ TUV là gì? Chứng chỉ TUV là bảo chứng chất lượng cho sản phẩm, làm tăng uy tín, sự ...
Có rất nhiều lý do để hàng thật hàng chính hãng là lựa chọn hàng đầu dành cho người sử dụng: bảo ...
Với điều kiện thu nhập ngày càng cao, việc sở hữu một chiếc xe hơi không còn quá khó khăn với ...
Việc dùng thảm lót chân cho xe ô tô không chỉ giúp cho xe tránh bị bụi bẩn còn làm cho ...
Hiện KATA đang tuyển đại lý phân phối thảm lót sàn ô tô tại Cần Thơ với chiết khấu cao và ...
Yêu cầu tư vấn